Dịch Vụ

Mụn mọc trên mặt cảnh báo bạn điều gì?

Rate this post

Mụn xuất hiện trên mặt là những phản ứng bình thường của làn da khi chúng ta chăm sóc chúng không sạch sẽ. Tuy nhiên có đôi khi, một vài vị trí mọc mụn của bạn có thể là sự cảnh báo của cơ thể về tình trạng sức khỏe đi xuống. Vậy cùng tìm hiểu với chúng mình xem mụn mọc trên mặt cảnh báo bạn điều gì?

1.Mụn ở trán

Trán là một trong những vị trí mọc mụn nhiều nhất trên gương mặt, do vị trí này thường ít vệ sinh và tích tụ nhiều dầu nhờn, chất bẩn từ tóc mái. Với những người thường xuyên dùng hóa chất tạo kiểu tóc, căng thẳng, stress, mệt mỏi hoặc thường xuyên bị gàu, bết tóc cũng có thể gặp phải tình trạng mụn ở trán.

Ngoài ra, mụn mọc ở trán cũng có thể là dấu hiệu các cơ quan tiêu hóa – bài tiết đang gặp vấn đề như bệnh lý về gan, túi mật, tuần hoàn máu kém…

2. Mụn ở má

Mụn mọc ở má rất thường gặp vì khu vực này thường tiếp xúc với nhiều bụi bẩn từ môi trường hoặc thông qua các thói quen sinh hoạt. Thói quen chạm tay lên mặt hay không sử dụng khẩu trang bảo hộ khi ra ngoài là cơ hội để vi khuẩn tấn công và gây nên mụn trên má.

Nguyên nhân bên trong khiến mụn sưng đỏ nổi lên ở má trái là những vấn đề liên quan đến gan, chẳng hạn như viêm gan hoặc gan yếu. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình bài tiết và thải độc của cơ thể do đó dẫn đến tích lũy chất độc và gây ra mụn. Để hạn chế tình trạng mọc mụn ở má trái, các chuyên gia da liễu khuyên:

  • Hạn chế sử dụng đồ uống có cồn hoặc chất kích thích như bia, rượu hoặc cà phê.
  • Bổ sung các thực phẩm mát gan và hỗ trợ thải độc như khổ qua, dưa chuột và bí đao,…

Tất nhiên, vi khuẩn và bụi bẩn vẫn là những nguyên nhân bên ngoài khiến cho mụn mọc nhiều trên má phải. Nhưng nếu xét theo Face Mapping thì những ổ mụn nằm tại má phải là dấu hiệu cảnh báo liên quan tới sức khỏe của phổi. Bên cạnh đó, mụn nổi nhiều trên má phải còn được cho là hệ lụy của việc tiêu thụ thuốc lá với số lượng vượt mức cho phép.

3.Mụn mọc ở huyệt thái dương

Đây là biểu hiện túi mật không ổn, ví dụ như dịch mật tiết ra không đủ. Ăn quá nhiều đồ ăn chế biến sẵn hoặc thực phẩm giàu chất béo như: ruột động vật, thịt bò… đều làm cho túi mật phải hoạt động quá nhiều, từ đó xuất hiện mụn ở huyệt thái dương. Ngoài ra, bắt túi mật hoạt động quá công suất còn làm cho tóc nhanh bạc, khi ăn các đồ béo dễ bị đau bụng.

Lời khuyên: ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất, giảm thiểu dùng các thực phẩm có hàm lượng chất béo cao.

4.Mụn ở mũi

Mũi là vị trí dễ mọc mụn nhất do tính chất vùng da này tích tụ khá nhiều chất nhờn, bụi bẩn
Mũi là vị trí dễ mọc mụn nhất do tính chất vùng da này tích tụ khá nhiều chất nhờn, bụi bẩn

Mụn mọc ở mũi thường đến từ các nguyên nhân như:

  • Rối loạn nội tiết tố: Hormon trong cơ thể biến động kích thích sự hoạt động của tuyến bã nhờn dưới da, đặc biệt ở vùng mũi với các lỗ chân lông khá to. Mụn ở khu vực này càng dễ mọc hơn bao giờ hết.
  • Stress, căng thẳng: Cơ thể bị áp lực, mệt mỏi trong thời gian dài có thể làm tuyến bã nhờn tăng sản xuất dầu thừa, chất nhờn. Nếu bạn vệ sinh da không sạch, các chất này sẽ làm tắc nghẽn lỗ chân lông, hình thành nên các nốt mụn.
  • Vệ sinh da chưa đúng cách.

5.Mụn ở cằm

Mụn trứng cá và mụn bọc có thể tập trung nhiều ở cằm. Khu vực này nổi mụn báo hiệu cơ thể rối loạn nội tiết tố hoặc những vấn đề liên quan đến thận. Bên cạnh đó, thói quen chống tay vào cằm cũng là nguyên nhân khiến cho vi khuẩn tích tụ và phát sinh mụn. Để hạn chế mụn mọc ở cằm, chúng ta cần:

  • Uống đủ 2 – 3 lít nước mỗi ngày để duy trì chức năng bài tiết của thận.
  • Hãy bỏ thói quen chống tay vào cằm hoặc chạm, sờ, nặn những nốt mụn ở cằm.

Ăn nhiều thực phẩm mát giúp thanh lọc cơ thể và hỗ trợ thải bỏ độc tốt như khổ qua (mướp đắng), bí đao,rau dền,…

6.Mụn ở xung quanh miệng

Mụn mọc quanh miệng chủ yếu do nguyên nhân ăn uống. Nếu như bạn thường xuyên ăn các loại thực phẩm cay nóng, dầu mỡ kém lành mạnh thì làn da có thể “biểu tình” bằng cách đẩy các nốt mụn lên.

Mụn ở xung quanh miệng

Với tình trạng này, bạn có thể cải thiện bằng cách thay đổi chế độ ăn uống lành mạnh hơn, hạn chế các gia vị cay nóng, đường, muối trong đồ ăn và tăng cường lượng rau xanh, hoa quả tươi.

Ngoài ra, mụn ở xung quanh miệng còn xảy ra do việc vệ sinh da kém hoặc do tác động của các tác nhân như son môi, phấn trang điểm… gây kích ứng, nổi mụn.

Bạn thấy đấy đôi khi những nốt mụn trên gương mặt của bạn không chỉ nhắc nhở bạn phải chăm sóc làn da mà còn cảnh báo bạn về tình trạng sức khỏe.Vậy nên hãy cân nhắc để quan tâm đến sức khỏe của mình nhiều hơn nhé!

Đừng bỏ lỡ:Bôi kem chống nắng làm sao cho hiệu quả

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button