Học được gì từ những câu chuyện khởi nghiệp thất bại
Khởi nghiệp đang là một xu thế chung của cả thế giới.Và Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế ấy. Nhưng không phải ai khởi nghiệp cũng thành công. Tuy vậy thất bại cũng không có nghĩa là không giá trị. Thử tìm hiểu xem chúng ta học được gì từ những câu chuyện khởi nghiệp thất bại
1. Câu chuyện khởi nghiệp thất bại của những startup tại Việt Nam
1.1. The Kafe – mô hình kinh doanh ẩm thực kết hợp Á – Âu
Thành lập năm 2013, The KAfe của nhà sáng lập Đào Chi Anh là startup có mô hình kinh doanh khá mới lạ: Nhà hàng kết hợp ẩm thực Á – Âu. Nơi có lối thiết kế sang trọng, đẹp mắt.
Tưởng như việc gọi vốn thành công số tiền 5,5 triệu USD sẽ mở ra chân trời mới cho The KAfe. Thế nhưng, chỉ sau ba năm hoạt động, và hơn một năm nhận số vốn “khủng”. Đào Chi Anh đã phải nói lời tạm biệt với đứa con tinh thần do mình sáng lập.
Tuy là mô hình quán đẹp, lạ, đồ ăn ngon có thể thu hút người trẻ tuổi, năng động. Nhưng đối tượng khách hàng này cũng rất nhanh chán. Người trẻ có tính tò mò sẽ đến The KAfe 1, 2 lần. Nhưng rồi họ sẽ rời đi, nếu có một quán khác mới hơn, lạ hơn.
Và ở Việt Nam, sẽ luôn có những quán mới, đẹp,độc, lạ khác nữa. Nói theo cách khác, The KAfe đã thất bại trong việc giữ chân được khách hàng của mình.
Suy rộng ra, nếu các startup F&B quyết định chọn yếu tố mới, độc, lạ làm lợi thế cạnh tranh, thì họ cũng phải liên tục làm mới mình. Đồng nghĩa luôn luôn phải thay đổi, đổi mới. Mở chuỗi ồ ạt, rồi dậm chân tại chỗ chẳng khác nào startup tự giết chính mình.
Bởi vậy, cuối cùng startup đi nhanh hay không – không quan trọng, mà là phải đi chắc chắn. Với một thị trường ngày càng bão hòa như ở Việt Nam. Người sống sót là người đem lại chất lượng dịch vụ tốt. Đem lại một giá trị kinh doanh có chiều sâu.
1.2. GreenTech – Dịch vụ giặt là công nghiệp GreenTech
Một câu chuyện đến từ Founder của Startup Dobody – anh Phan Bá Mạnh chia sẻ:
Anh đã từng khởi nghiệp với dịch vụ giặt GreenTech với hy vọng môi trường ở các khu chung cư ngày một xanh, sạch đẹp hơn. Và sẽ không phải nhìn thấy cảnh tưởng quần áo treo lung tung ở ban công gây mất mỹ quan.
Đây là một thị trường rất lớn. Anh nghĩ có thể thành công, nên đã dốc hết vốn liếng mà anh dành dụm, có được trong 6 năm qua. Anh xây dựng nhà máy quy mô hơn 3.000 m2 ở khu vực Gia Lâm với số tiền đầu tư rất lớn.
Tuy nhiên khi mô hình kinh doanh hoạt động đến tháng thứ 3 thì bắt đầu gặp vấn đề. Một khách hàng ở Ngụy Như- Kon Tum mang đến một chiếc áo vest mua từ Ý. Trị giá tới 11 triệu đồng đến bắt đền vì áo anh bị cháy lớp bên trong.
Trong lĩnh vực giặt này có nhiều rủi ro mà anh là người trái ngành không hề biết. Nhiều quần áo rất lớn có thể giặt ở nhà, dù giặt máy có hỏng cũng không sao. Nhưng khi chuyển chiếc áo đó cho một công ty giặt là thì chỉ sơ sẩy một chút là đền. Và đền với chi phí rất lớn.
Liên tiếp sau đó là hàng loạt vụ đền bù quần áo của khách hàng khiến dịch vụ của anh mất uy tín và thiệt hại lớn. Sau một năm rưỡi hoạt động, GreenTech buộc phải chuyển nhượng với những thất bại nặng nề về mặt tài chính.
2.Bài học rút ra ở đây là gì?
2.1. Vấn đề về thị trường
Một trong những lý do khiến các công ty thất bại, là do họ gặp phải vấn đề về thị trường. Họ ít hoặc không có thị trường cho sản phẩm mà họ đã xây dựng. Dưới đây là một số vấn đề phổ biến:
- Không có một đề xuất đủ hấp dẫn. Hoặc sự kiện hấp dẫn, để khiến người mua thực sự cam kết mua hàng.
- Thời điểm ra mắt sản phẩm là sai. Bạn có thể đi trước thị trường của mình một vài năm tuy nhiên khi đó khách hàng chưa sẵn sàng cho giải pháp cụ thể của bạn ở giai đoạn này.
- Quy mô thị trường của những người cần sản phẩm của bạn và có tiền chỉ đơn giản là không đủ lớn
2.2. Thất bại trong mô hình kinh doanh
Các doanh nhân quá lạc quan về việc dễ dàng có được khách hàng. Họ cho rằng vì họ sẽ xây dựng một trang web, sản phẩm hoặc dịch vụ thú vị, nên khách hàng sẽ đánh đổi tất cả để đến với họ. Điều đó có thể xảy ra với một vài khách hàng đầu tiên, nhưng sau đó, nó nhanh chóng trở thành một nhiệm vụ đắt đỏ để thu hút và giành được khách hàng.
Trong nhiều trường hợp, chi phí để có được khách hàng cao hơn giá trị trọn đời mà khách hàng đó mang lại. Đó là nguyên nhân khiến các công ty khởi nghiệp thất bại.
2.3. Đội ngũ quản lý kém
Một vấn đề cực kỳ phổ biến khiến các công ty khởi nghiệp thất bại là đội ngũ quản lý yếu kém. Các nhóm quản lý yếu mắc lỗi trong nhiều lĩnh vực:
- Họ thường yếu về chiến lược, xây dựng một sản phẩm mà không ai muốn mua vì họ không làm đủ công đoạn để xác nhận các ý tưởng trước và trong quá trình phát triển. Điều này có thể mang đến sự kém hiệu quả trong việc tiếp cận thị trường.
- Họ thường kém trong việc thực thi, điều này dẫn đến các vấn đề với sản phẩm không được xây dựng chính xác hoặc đúng thời gian.
- Họ sẽ xây dựng những đội ngũ yếu hơn bên dưới họ. Điều này khiến doanh nghiệp đi xuống và dẫn đến thất bại
2.4. Hết vốn khiến khởi nghiệp thất bại
Nhiều công ty, doanh nghiệp startup hoạt động rất ổn định trong những bước đầu. Thế nhưng khi khả năng hoạt động và quy mô doanh nghiệp cần mở rộng hơn, họ lại rơi vào tình cảnh “đuối” và thiếu vốn đầu tư. Theo thống kê, cứ mỗi 1.000 startup thì chỉ có 2 startup được rót vốn. Và khi được rót vốn rồi, thì cơ may được định giá từ 1 tỷ USD trở lên là 1/10.000.
Và thiếu vốn khiến các doanh nghiệp không mở rộng được mô hình kinh doanh và phát triển ý tưởng của mình. Từ đó sẽ bị “dìm” chết bởi các đối thủ có đủ tiềm lực tài chính và quy mô to lớn của họ.
2.5. Vấn đề về sản phẩm, dịch vụ
Một lý do khác khiến các công ty thất bại là vì họ không phát triển được một sản phẩm đáp ứng nhu cầu của thị trường. Điều này có thể là do sản phẩm thực hiện đơn giản. Đó là một thất bại để tìm được sự phù hợp giữa sản phẩm với thị trường.
Hầu hết thời gian, sản phẩm đầu tiên mà một startup mang đến thị trường sẽ không đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Trong trường hợp tốt nhất, sẽ có một vài sửa đổi để sản phẩm có thị trường phù hợp. Trong những trường hợp xấu nhất, sản phẩm sẽ bị loại khỏi thị trường và cần phải suy nghĩ lại hoàn toàn. Nếu điều này xảy ra, đó là một dấu hiệu rõ ràng về việc không xác thực ý tưởng của họ với khách hàng trước và trong quá trình phát triển.
Từ những bài học này chỉ ra cho ta thấy một điều, chẳng sự thành công nào mà tự nhiên có cả. Chúng ta chỉ có được thành công khi chúng ta có kế hoạch công việc, xác định được mục tiêu, lường trước được rủi ro và có một đội nhóm hỗ trợ hết mình.