Shopee
Những sản phẩm không nên bán trên Shopee, sàn TMĐT
Sau thời gian cũng lâu đại bán hàng ngành hàng Mỹ phẩm, Gia dụng, Bách hóa trên nhiều sàn trong đó đa phần là Shopee thì tui có vài đúc kết là KHÔNG PHẢI CÁI GÌ CŨNG CÓ THỂ BÁN TRÊN SÀN TMĐT, đây là những sản phẩm không nên bán trên Shopee nói riêng, sàn TMĐT nói chung.
- Những Yếu Tố Quyết Định Thành Bại Khi Bán Hàng Trên Shopee
- Tận dụng Shopee Feed để tăng đơn hàng – kéo traffic nội sàn
- Review Sapo – Phần mềm quản lý bán hàng sàn TMĐT Shopee, Lazada
Rất nhiều mục tui chia sẻ là quan điểm cá nhân từ kinh nghiệm và thực tế bản thân có thể khác với ý kiến các thầy chia sẻ, mình ngồi xuống quan sát thử và trao đổi thử coi.
Bán cũng ra đơn mà tính hết chi phí thì lỗ, không có hướng phát triển tích lũy, không có hệ thống chăm sóc khách hàng, dịch vụ khách hàng, truyền thông cho việc bán hàng điện tử, dễ phát sinh sự cố hư hỏng sản phẩm khi giao hàng đến tay khách v.v… là những biểu hiện cho những sản phẩm không phù hợp để bán trên sàn TMDT.
1. ĐỪNG BÁN SẢN PHẨM MÀ AI CŨNG CÓ, CHIẾT KHẤU ƯU ĐÃI QUÁ THẤP
Ở trường hợp cá nhân tôi tôi từng quan sát thấy ngành mỹ phẩm tôi bán rất chạy nhãn hàng Thorakao, trong đó có dầu gội bưởi giá bán 52.500 đ giá nhập thùng 12 chai 47.000 đ/chai (sau thuế). Tính ra gói mỗi đơn có chai dầu gội này tôi mất ít nhất 1 thùng carton 2.600 đ, quấn 2 vòng mút bóng, dán băng keo nẹp đầu chai cho đừng bung chảy dầu gội ra ngoài, nhân công mỗi đơn 5.000 đ chưa kể tiền mặt bằng và cơ sở vật chất. Ngày bán 10-12 chai, chưa kể chiết khấu đơn hàng Shopee. Mỗi đơn hàng có chai trên tôi lỗ nhẹ 5-10k.
Khách gọi đánh giá hài lòng thì nhiều nhưng quan sát kỹ họ khen Thorakao chứ không nói gì đến bạn. Đến khi tôi bỏ sản phẩm trên để bán sản phẩm khác thì khách cũ cũng đi theo sản phẩm.
Đây không phải lỗi của Thorakao mà là sản phẩm được thiết kế chính sách bán hàng dành cho kênh Truyền thống bán cửa hàng, chợ nên đây là mức phù hợp với hệ thống phân phối cồng kềnh của họ không phải dành cho việc tôi nhập về bán lại. Bán rẻ thì lỗ, mắc thì không ai mua. Phá giá ra sản phẩm thì tổ làm giàu cho nhà sản xuất và hệ thống phân phối họ thôi.
2. ĐỪNG BÁN SẢN PHẨM KHÔNG ĐƯỢC THIẾT KẾ PHÙ HỢP CHO VIỆC VẬN CHUYỂN
Sản phẩm Dung dịch vệ sinh Nam Winmen không có màng co bên ngoài, không có hộp giấy đựng, sản phẩm thiết kế để bán trực tiếp kênh nhà thuốc. Giao hàng dễ chảy đổ dù có quấn bao nhiêu lớp keo và mút xốp
Hay như sản phẩm Nước giặt, Nước lau nhà, Rửa chén hữu cơ Layer Clean dung tích gia đình 4lit, 5lit rất được ưa chuộng bán rất chạy nhưng việc giao đơn hàng này là một niềm đau cho shop. Quấn cả 10 lớp mút bóng, 2 lớp thùng carton nhưng chỉ cần shipper quay ngược chai để đầu can úp xuống sẽ bể cắn chảy đổ khiến hoàn hàng và không được đền bù.
Hay như sản phẩm nhang tôi từng gặp trường hợp giao đến khách móp hộp khách đòi trả vì Tôi mua sản phẩm tâm linh hộp móp là tôi trả -> Shopee xử khách thắng hoàn hàng trả tiền. Chưa kể nhang dễ va đập do đơn vị vận chuyển thường ném hàng trong khu vực kho xử lý, nhanh giòn, dễ gãy và đến tay khách thì nhang vỡ ra.
Từ những vấn đề trong quá khứ tôi thường chọn những sản phẩm có hộp, size vừa phải, chắc chắn, bao bì được thiết kế để vận chuyển được để đỡ tránh rắc rối phát sinh.
Các bạn bán sản phẩm điện tử còn phải kỹ lưỡng hơn trong khâu chống sốc.
Các bạn bán thực phẩm thì nếu được bọc lớp nilon hạn chế chuột trong kho hàng cắn hàng đòi bồi thường khó lắm mà khách còn phàn nàn.
3. ĐỪNG BÁN SẢN PHẨM CÓ CHÍNH SÁCH, MÔ HÌNH KINH DOANH TỪ CÔNG TY MẸ KHÔNG ỦNG HỘ VIỆC BÁN HÀNG THÔNG QUA SÀN TMDT
Ví như trước đây có trường hợp nhãn hàng Charme trước không nói rõ, sau do chính sách xử lý phá giá (theo quan điểm Charme là bán lẻ không đúng giá họ đề xuất) yêu cầu tất cả các sàn TMDT xử lý khóa tất cả gian hàng TMDT bán sản phẩm Charme không theo chính sách của họ.
Bạn nên hiểu rõ tư duy và trao đổi trước với nhãn hàng trước khi quyết định hợp tác kinh doanh tránh việc bỏ tiền đầu tư rồi ôm đống hàng tồn và cục tức.
4. ĐỪNG BÁN SẢN PHẨM CỦA NHÃN HÀNG ĐANG XÂY DỰNG CÁC KÊNH BÁN HÀNG TRỰC TIẾP VÀ CẠNH TRANH TRỰC TIẾP TRÊN KÊNH BẠN ĐANG DỰ ĐỊNH PHÂN PHỐI.
Bạn là người nhập hàng, giá của bạn sao rẻ bằng nhãn hàng được. Chưa kể bạn dùng mọi cách bán hàng thì hàng bán ra vẫn mang thương hiệu của nhãn, khi bạn nghỉ bán sản phẩm thì khách vẫn có muôn vàn cách tìm trực tiếp về gian hàng công ty để mua hàng. Bạn chỉ đang tạo giá trị tích lũy cho nhãn hàng.
KẾT LẠI
Tôi chia sẻ trên quan điểm tôi các ý trên để mọi người đỡ nhức đầu khi bán hàng bị khiếu nại, có thể tham khảo để đặt hàng gia công ra sản phẩm phù hợp để bán trên sàn TMDT.
Cũng là ý để bạn tham khảo không đạp vết xe đổ của mình bán xong sau đó thấy doanh số cả trăm triệu nhưng bán dần thì mất ăn hết vốn.