Bỏ túi các từ khóa bị cấm trên Tiktok
Việc kinh doanh trên tiktok đang ngày càng phổ biến. Các chủ shop cũng thu được khoản lợi không hề nhỏ từ việc kinh doanh này. Cũng giống như tất cả các mạng xã hội khác, tiktok cũng có những tiêu chuẩn cộng đồng yêu cầu người sử dụng phải tuân thủ. Để tránh vi phạm các tiêu chuẩn của tiktok dẫn đến video không được lên xu hướng hoặc bị khóa tài khoản, hãy bỏ túi những từ khóa bị cấm trên tiktok sau.
1 – Cấm nội dung chứa từ “TikTok” và các nền tảng khác
Bạn không nên sử dụng từ TikTok hoặc nhắc tới các nền tảng mạng xã hội khác như: Facebook, Shopee, Lazada, Instagram, Amazon, Zalo,.. TikTok không thích người dùng sử dụng nội dung để kéo hoặc quảng cáo mạng xã hội khác trên nền tảng của họ.
Vì thế, nếu cố tình nhắc tới hoặc muốn chuyển hướng người dùng sang nền tảng khác thì nội dung của bạn sẽ rất khó để có thể lên được xu hướng.
2 – Cấm để số điện thoại hoặc lộ thông tin cá nhân
Nhằm đảm bảo sự an toàn của người dùng thì các nội dung như số điện thoại, chứng minh thư, địa chỉ là không được phép sử dụng. Bạn không nên show các thông tin này trong nội dung của mình.
3 – Cấm nhắc tới tên hoặc logo của các thương hiệu lớn
Hàng giả, hàng nhái vẫn luôn là một vấn đề rất nhức nhối trong kinh doanh, bán hàng. Chính vì vậy để kiểm soát vấn đề này Tiktok cấm nhắc đến tên cũng như logo của các thương hiệu lớn như: Dior, Nike, Adidas, Chanel, Coca Cola, Apple, Prada, Gucci… Để có thể được sử dụng những từ này thì bạn cần phải có sự cho phép bằng văn bản của chủ sở hữu.
4 – Cấm từ ngữ mang tính tuyệt đối khi chưa được kiểm nghiệm
Những từ ngữ mang tính chất khoa chương, không rõ thật giả hoặc chưa được chứng thực kiểm nghiệm sẽ bị cấm trên TikTok.
Ví dụ: Huy chương vàng, thương hiệu nổi tiếng/hàng đầu, công nghệ đỉnh cao, quán quân, vĩnh cửu, có một không hai, chưa từng có trong lịch sử, vạn năng, 100%, chất lượng quốc tế, cao cấp, giá trị tuyệt đối, thương hiệu lớn, thu nhập siêu cao, lần đầu tiên ra mắt thị trường, xa xỉ, thương hiệu được thế giới/toàn quốc yêu thích/ tin dùng, cấp thế giới, miễn phí, tư vấn miễn phí.
Nhưng từ ngữ khẳng định tính hiệu quả của sản phẩm cũng sẽ bị cấm: Chữa, dứt điểm, khỏi hoàn toàn, không hiệu quả không lấy tiền.
5 – Cấm từ ngữ mô tả các hiện tượng tiêu cực gây khó chịu cho người xem
Những nội dung mang những suy nghĩ tiêu cực như: bạo lực, lừa gạt, xúi giục, rùng rợn, yếu tố khiêu dâm, tiêu tam, phân biệt giàu nghèo, năng lượng tiêu cực, quan niệm không tốt, bất ngờ giàu sau một đêm, quan hệ tình dục, cơ quan sinh dục.
6 – Cấm từ ngữ mang tính chất lừa gạt người tiêu dùng
Những từ ngữ có nguy cơ gây hại cho người dùng hoặc người dùng có thể bị lừa đảo.
Ví dụ: Chúc mừng quý khách đã nhận được quà, miễn phí cho tất cả mọi người, Click vào link sẽ có quà, ấn vào link để nhận thưởng, nhanh tay vào đặt mua, bỏ lỡ sẽ không mua được giá rẻ như vậy nữa, bỏ lỡ sẽ không còn cơ hội nữa.
7 – Cấm từ ngữ phân biệt chủng tộc và giới tính
Những từ ngữ gây kích động và phân biệt chủng tộc, gây xung đột và tranh cãi sẽ bị cấm.
Ví dụ: Tạp chủng, lũ da trắng, người phụ nữ nhỏ nhen, trọng nam khinh nữ, hàn xẻng, tàu khựa, đồ da đen, man di mọi rợ,..
8 – Cấm các từ ngữ bị cấm với ngành thẩm mỹ & y dược
Các từ ngữ thường sử dụng trong ngành thẩm mỹ và y dược sẽ bị cấm sử dụng trên TikTok.
Ví dụ: Chữa, Trị, Chữa trị, Chữa bệnh, hết bệnh, khỏi bệnh, dứt bệnh, sạch tận gốc, trị tận gốc, dứt điểm, hết sạch, hoàn toàn hết bệnh, vĩnh biệt bệnh, 100%, chắc chắn, hết mụn/nám, hết hẳn mụn/nám, đánh bay, thuốc, giảm béo/giảm cân.
Khi quét máy sẽ quét cả video, text và toàn bộ landing page nên bạn cần phải loại bỏ hoàn toàn các từ ngữ này trong nội dung truyền thông của mình.
Ngoài ra không nên đưa hình ảnh so sánh trước và sau, lộ hình ảnh bộ phận nhạy cảm, các phẫu thuật thẩm mỹ có xâm lấn hoặc không xâm lấn.
Danh sách các video bị cấm trên Tiktok
- Video lạm dụng tình dục trẻ em, trẻ vị thành niên, người lớn
- Video khỏa thân
- Video có hành động thử thách, nguy hiểm
- Video có hành động tự tử, tự hại, rối loạn ăn uống
- Video đe dọa, hack thông tin cá nhân và tống tiền
- Video có hành động tấn công, chửi bậy, thù địch
- Video chủ nghĩa cực đoan, bạo lực
- Video Spam và thúc đẩy các tương tác giả tạo
- Video có thông tin gây hiểu lầm
- Video về vũ khí, ma túy, các chất bị kiểm soát, rượu, thuốc lá
- Video có hành vi gian lận, lừa đảo
- Video có hành vi đánh bạc
- Video có nội dung ghê rợn
- Video vi phạm bản quyền và thương hiệu của các cá nhân và thương hiệu khác
- Video có nội dung không nguyên bản, chất lượng thấp và có mã QR
- Video để lộ thông tin cá nhân hoặc số điện thoại
Danh sách các sản phẩm bị cấm bán trên Tiktok Shop
- Cấm buôn bán các loại tiền tệ: tiền giả, con dấu giả, thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ
- Cấm buôn bán hàng vi phạm bản quyền: Hàng nhái, hàng giả, bản sao trái phép của một sản phẩm hay hiện vật mà có thể vi phạm quyền tác giả, quyền thương hiệu, hoặc các quyền sở hữu trí tuệ khác của các bên thứ ba.
- Cấm bán các chất gây nghiện: ma túy (bao gồm cả ma túy tổng hợp), thuốc các loại, thuốc kích dục,…
- Cấm buôn bán động vật và chế phẩm từ động vật: (bao gồm động vật hoang dã)
- Cấm bán các loại mỹ phẩm đã qua sử dụng
- Cấm các thiết bị giám sát điện tử và thiết bị điện tử khác như: thiết bị chia cáp truyền hình, máy quét radar, thiết bị điều khiển tín hiệu giao thông, thiết bị nghe lén.
- Cấm buôn bán Vũ khí: Súng, vũ khí và các sản phẩm có hình dạng giống vũ khí. Các loại đồ chơi có hình dáng giống như các loại súng. Giống lựu đạn, bom, mìn
- Cấm bán Súng nén bằng hơi nước hoặc lò-xo bắn đạn nhựa hoặc các loại đạn khác: Súng bắn nước, hơi nước; súng bắn phát quang hoặc bắn gây tiếng nổ
- Cấm bán các loại vũ khí nguy hiểm: Giống kiếm, mác, lê, dao găm, cung nỏ (làm bằng các loại vật liệu kể cả gỗ, tre, giấy nén,…). Các loại đồ chơi có hình dáng giống các loại vũ khí khác
- Cấm các loại pháo: Pháo nổ, pháo hoa, pháo đập, đạn đập làm bằng thuốc pháo hoặc bằng các loại vật liệu khác có thể gây cháy, bỏng. Đồ chơi tình dục, công cụ hỗ trợ tình dục (sex toy) các loại
- Cấm buôn bán các loại thực phẩm thuốc: Các mặt hàng được giới thiệu là có tác dụng trong chẩn đoán, cứu chữa, điều trị hoặc phòng ngừa bệnh ở người hoặc động vật; có tác dụng tránh thai, gây mê, hoặc ức chế/chấm dứt/tăng cường chức năng sinh lý tạm thời hoặc lâu dài (ví dụ: dược phẩm, thuốc giảm cân không nhãn mác xuất xứ hoặc nhãn mác sai)
- Cấm bán thực phẩm có hại: Thực phẩm có chứa thành phần bị cấm hoặc vượt quá tỷ lệ cho phép; thực phẩm bị pha trộn mà không thông báo đầy đủ cho người mua trước thời điểm giao dịch.
- Cấm buôn bán bất kỳ mặt hàng thực phẩm nào gây hại cho sức khỏe con người
Có thể nói mục đích rõ ràng nhất TikTok Shop đã phổ biến đến người bán hàng khi đăng tải nội dung bán hàng trên kênh này đó là xây dựng một môi trường mua sắm tích cực và cung cấp trải nghiệm mua sắm mà người dùng cảm thấy yên tâm. Vậy nên trong quá trình lập nên tiêu chuẩn cộng đồng, tik tok luôn muốn định hướng người dùng để thực hiện được hai mục đích trên. Dĩ nhiên trong quá trình sử dụng không tránh khỏi được việc, có đôi lần các bạn mắc phải những từ bị cấm trên tiktok, nhưng bạn cũng không cần phải quá lo lắng hãy Tiktok sẽ có cảnh báo cho bạn để bạn có thể hạn chế vi phạm ở lần tiếp theo.
Xem thêm :
- Làm sao bán hàng ra đơn trên tiktok?
- Cách để có video triệu view trên Tiktok
- Bán hàng trên tiktok- Xu hướng mới bạn đã biết chưa?