Những kiểu gia đình tạo nên đứa trẻ xuất sắc
Gia đình là ngôi trường đầu tiên của những đứa trẻ và quyết định đến 50% sự phát triển và nhân cách của một đứa trẻ. Muốn có một đứa trẻ xuất sắc cần có một nền tảng giáo dục tốt từ gia đình. Vậy thì những kiểu gia đình nào sẽ tạo ra những đứa trẻ xuất sắc. Cùng tìm hiểu với chúng mình qua bài viết dưới đây nhé!
1.Gia đình không bao bọc con thái quá
Nhiều bậc cha mẹ luôn muốn dọn từng đường đi nước bước cho con cái, thậm chí đến học ngành gì, đại học nào, ra trường làm ở đâu… Họ bay lơ lửng trên đầu con như một chiếc trực thăng và liên tục dõi theo đứa trẻ, sẵn sàng dọn dẹp chướng ngại vật vì sợ con sẽ phạm sai lầm, sẽ tổn thương.
Tuy nhiên điều này không hề tốt với sự phát triển bình thường của một đứa trẻ. Chúng cần được tự do phát triển theo nhu cầu và sở thích của chúng.Phụ huynh cần hiểu rằng họ có thể làm mọi việc vì con nhưng không thể cùng lớn lên với con, càng không thể sống mãi để giải quyết giúp con tất cả những vấn đề trong cuộc sống.
Trẻ con nên được hình thành những kỹ năng mềm theo quá trình phát triển của con.Trẻ em càng tự lập thì tương lai chúng sẽ tự tin và thành công hơn.
2.Gia đình giỏi kiểm soát cảm xúc
Nhà tâm lý học nổi tiếng M. Scott Pike từng nói: “Con cái không thể không bắt chước cha mẹ, sao chép cách sống của cha mẹ và coi đó là tiêu chuẩn, tấm gương mình noi theo”.
Chính những lo lắng khiến cha mẹ không thể quản lý tốt cảm xúc của họ. Khi thường xuyên mệt mỏi, lo lắng thì họ sẽ nhạy cảm, dễ mất bình tĩnh và cáu gắt.
Một đứa trẻ ở trong môi trường cảm xúc tiêu cực của người lớn một thời gian dài, một mặt chúng sẽ bị ảnh hưởng, trở nên hung bạo, nóng nảy. Mặt khác chúng không cảm nhận được tình yêu, sự chăm sóc của cha mẹ, gặp khó khăn trong học tập và cuộc sống.
Khi gặp khó khăn, nếu cha mẹ chọn hướng giải quyết theo cách tiêu cực như phàn nàn, buộc tội, trốn tránh, thì khi con cái gặp trở ngại trong quá trình lớn lên, chúng cũng sẽ né tránh khó khăn theo cách tương tự.
Ngược lại, khi gặp khó khăn cha mẹ sẽ chủ động, tích cực tìm cách giải quyết vấn đề, luôn giữ thái độ lạc quan trong cuộc sống, khi con cái gặp thử thách, thất bại chúng thường chọn cách đối mặt.
3.Gia đình yêu học tập
Theo một khảo sát của Viện Hàn lâm khoa học giáo dục Trung Quốc, trong thời gian rảnh rỗi, cha mẹ đọc sách, báo thì tỷ lệ trẻ em có điểm xuất sắc cao hơn.
Khảo sát cũng cho thấy, những đứa trẻ trúng tuyển các đại học top đầu đều có điểm chung là thích đọc sách. Ở Hàn Quốc có bà Hesung Chun Koh, nổi tiếng với việc rèn giũa các con yêu thích đọc sách từ nhỏ. Kết quả là cả 6 người con của bà đều trở thành Tiến sĩ những trường đại học danh giá nhất thế giới như Harvard, Yale,…
Để trẻ hiểu tầm quan trọng của việc được giáo dục và chăm chỉ học tập ngay từ khi còn nhỏ, cha mẹ không thể ép buộc mà phải để chúng tự cảm nhận được gia đình mình rất coi trọng việc học.
Ảnh hưởng của cha mẹ đối với con cái là suốt đời, và con cái chỉ có thể tin vào sức mạnh của giáo dục nếu cha mẹ tin vào nó.
4.Gia đình hòa thuận, yêu thương lẫn nhau
Tình yêu thương của cha mẹ quyết định chất lượng giáo dục của gia đình. Giáo dục đầy tình yêu thương mang lại may mắn, giáo dục thiếu tình thương chỉ dẫn tới bất hạnh.
Sự tương tác hằng ngày của cha mẹ không chỉ được nhìn thấy trong ánh mắt của con cái, mà còn ở trong trái tim của chúng.
Mối quan hệ gia đình hoà thuận như vậy sẽ hình thành nên không khí sum vầy, vui vẻ, hạnh phúc. Những người lớn lên trong gia đình kiểu này luôn lạc quan, tự tin, tin tưởng vào tình yêu và bày tỏ cảm xúc rất tự nhiên. Bởi họ hiểu rằng, tình yêu xuất phát từ trái tim chân thành, không cần suy nghĩ nhiều.
5.Gia đình có sự giao tiếp lành mạnh với con
Khi trẻ gặp khó khăn, vì sao chúng có thể tìm đến bạn bè, thầy cô mà không muốn cha mẹ giúp đỡ?
Nguyên nhân chính là do gia đình thiếu giao tiếp lành mạnh. Đối với những gia đình thiếu giao tiếp, vấn đề chính nằm ở cha mẹ. Nếu cha mẹ không chú trọng đến kỹ năng giao tiếp, hàng ngày thiếu sự quan tâm và hỏi han trẻ, thậm chí thường xuyên trách móc, đổ lỗi và than vãn,… điều này sẽ khiến trẻ cảm thấy khó có thể kết nối với cha mẹ một cách dễ dàng, thậm chí sẽ làm tổn thương đến chúng.
Giữa phụ huynh và con cái nếu không có giao tiếp lành mạnh với nhau thì sẽ dẫn đến cảnh không hiểu nhau. Khi con cái gặp khó khăn về vấn đề học tập, trẻ sẽ không cần sự trợ giúp của cha mẹ. Dần dần sẽ ảnh hưởng đến kết quả học tập của trẻ.
Khi trẻ gặp khó khăn và tìm kiếm sự giúp đỡ từ cha mẹ, tốt nhất là cùng trẻ thảo luận và tìm ra cách giải quyết của vấn đề, hướng dẫn của cha mẹ càng cụ thể càng tốt.
Thông qua thảo luận cùng nhau, phương hướng giải quyết vấn đề sẽ ngày một rõ ràng hơn. Đồng thời, cách làm này cũng khiến trẻ trở nên tự tin, quyết đoán với đối với quyết định của bản thân mình.
Gia đình bạn có thuộc hình mẫu nào trong 5 kiểu gia đình trên không? Nếu không, hãy thử thay đổi bản thân để hoàn thiện gia đình mình từ đó có thể giáo dục con cái một cách tốt nhất bạn nhé!
Chúc các bạn thành công!