Đời sống

Làm sao để giảm mất ngủ đêm mà không cần dùng thuốc?

Rate this post

Mất ngủ là tình trạng rất phổ biến hiện nay. Nó gây ra rất nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống và sức khỏe của bạn. Vậy làm sao để giảm tình trạng mất ngủ đêm. Cùng tìm hiểu với chúng mình qua bài viết dưới đây nhé!

Không ngủ được, phải làm sao? | Vinmec

1.Nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất ngủ ban đêm

Áp lực, căng thẳng kéo dài

Chứng mất ngủ về đêm có thể xuất hiện khi gặp áp lực trong học tập, công việc, gia đình và xã hội. Khi căng thẳng kéo dài buộc bộ não phải hoạt động liên tục và hệ thần kinh trung ương luôn cảm thấy hưng phấn khiến cho giấc ngủ trở nên khó khăn hơn.

Bên cạnh đó, khi cơ thể ở trạng thái stress quá mức sẽ khiến hệ thần kinh phóng thích ra các nội tiết tố như cortisol, adrenalin,,.. để cơ thể có thể kích ứng tốt hơn. Khi các tác động này diễn ra với cường độ cao và kéo dài sẽ gây ức chế và khiến cơ thể rơi vào trạng thái mất ngủ ban đêm.

Thay đổi nội tiết tố

Chứng mất ngủ về đêm thường gặp ở phụ nữ tiền mãn kinh, mãn kinh hoặc đang trong giai đoạn mang thai, sau sinh. Bởi vì thời kỳ này nội tiết tố của phụ nữ bị thay đổi thất thường. Trong một số nghiên cứu cho biết, tình trạng rối loạn nội tiết tố có thể gây ra rất nhiều các ảnh hưởng về sức khỏe như đau khớp, bốc hỏa, căng thẳng, lo âu,… Đây cũng là nguyên nhân khiến cho phụ nữ dễ bị mất ngủ đêm.

Thói quen ngủ không lành mạnh

Những thói quen ngủ có thể gây nên tình trạng mất ngủ về đêm như:

  • Thường xuyên thức khuya, ngủ không đủ giấc
  • Sử dụng các thiết bị điện tử trước khi ngủ
  • Vận động quá mức sát với thời gian ngủ
  • Sử dụng rượu bia, cà phê, trà đặc trước lúc đi ngủ
  • Lựa chọn không gian ngủ quá nhiều tiếng ồn, không sạch sẽ, quá lạnh hoặc quá nóng, ánh sáng chói,…
  • Ăn quá no hoặc ăn các món ăn khó tiêu trước khi ngủ

Mắc một số bệnh lý

Các bệnh lý như tiểu đêm, viêm khớp, gout, trào ngược dạ dày – thực quản, khó thở, bệnh về hô hấp…có thể là nguyên nhân gây mất ngủ đêm. Bên cạnh đó, tình trạng khó ngủ hoặc mất ngủ ban đêm cũng có thể là triệu chứng nhận biết của bệnh thiểu năng tuần hoàn não, trầm cảm, rối loạn lo âu,… Do đó, khi nhận thấy triệu chứng mất ngủ kéo dài không khỏi thì bạn nên tìm gặp các bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời.

2.Những hậu quả do việc mất ngủ đêm mang lại

Đối với sức khỏe

  • Tăng nguy cơ đột quỵ: Tình trạng mất ngủ đêm kéo dài liên tục sẽ làm cho cơ thể tăng sinh vượt quá mức các gốc tự do. Các gốc tự do dần tấn công và gây tổn thương đến mạch não, tạo nên những mảng xơ vữa cùng các huyết khối làm gia tăng nguy cơ bị đột quỵ.
  • Những vấn đề về tim mạch: Khi cơ thể không ngủ đủ giấc sẽ làm cho tim phải hoạt động liên tục dẫn đến tình trạng tăng huyết áp, nhịp tim gây nên những vấn đề về tim mạch.
  • Nguy cơ mắc bệnh ung thư cao: Tình trạng mất ngủ về đêm có thể gây tổn thương đến các ADN và khả năng tự chữa lành gen của cơ thể, từ đó làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư vú.
  • Khả năng gặp phải các vấn đề về thần kinh: Khi giấc ngủ không được đảm bảo sẽ khiến cho người bệnh xuất hiện các suy nghĩ tiêu cực, lo lắng. Lâu dần sẽ làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh trầm cảm, rối loạn khí sắc, rối loạn cảm xúc, hành vi,…

Đối với sắc đẹp

  • Tăng cân: Hệ tiêu hóa không thể chuyển hóa tốt thức ăn khi mất ngủ ban đêm liên tục, gây nên tình trạng tích trữ mỡ thừa, gia tăng cảm giác thèm ăn, đặc biệt là những thực phẩm béo. Từ đó dẫn tới nguy cơ gây béo phì, mỡ máu, tiểu đường,…
  • Lão hóa sớm: Ngủ không đủ giấc sẽ tác động đến nồng độ collagen trong cơ thể, khiến cho da xuất hiện nếp nhăn, mụn, sạm nám, tối màu da,…

Đối với cuộc sống

  • Mất tập trung, suy giảm trí nhớ: Tình trạng mất ngủ đêm khiến cho trí nhớ của người bệnh bị suy giảm nghiêm trọng, hay quên, lú lẫn. Ngoài ra, giấc ngủ không đủ sẽ làm cơ thể mệt mỏi, gây mất tập trung, phản xạ kém.
  • Giảm hiệu suất làm việc: Một cơ thể uể oải, khó tập trung, trí nhớ kém thường ảnh hưởng trầm trọng tới hiệu suất làm việc.
  • Mất dần các mối quan hệ: Người mất ngủ đêm khó kiểm soát được cảm xúc của bản thân, họ thường cáu gắt, nóng giận với những người xung quanh và dần mất đi các mối quan hệ xã hội.

3.Các cách giúp giảm tình trạng mất ngủ đêm

3.1.Hạ nhiệt độ phòng

Đây là một biện pháp giúp bạn đi vào giấc ngủ nhanh hơn.Nhiệt độ phòng quá cao có thể khiến bạn bị khó ngủ. Do đó, hãy điều chỉnh nhiệt độ phòng ở mức mát mẻ trong khoảng 60 – 67 ° F (15,6 – 19,4 ° C). Do mỗi người sẽ thích một nền nhiệt khác nhau, vì vậy, bạn nên chọn một nhiệt độ phòng phù hợp với cơ thể mình.

3.2.Ngâm chân nước ấm

Ngâm chân nước ấm mỗi ngày là cách trị mất ngủ tại nhà đơn giản, tiết kiệm thời gian. Bàn chân là bộ phận rất quan trọng, tập trung hơn 60 huyệt đạo và có sự tác động đến hệ thần kinh, ngũ tạng.

Ngâm chân nước ấm mỗi tối sẽ giúp bạn ngủ ngon hơn, sâu giấc hơn

Mỗi tối trước khi đi ngủ bạn có thể ngâm chân cùng nước ấm khoảng 20 – 25 phút. Bạn có thể thêm vài lát gừng, chút muối biển để đạt hiệu quả tốt hơn. Ngâm chân nước ấm mỗi ngày vào buổi tối giúp thư giãn gân cốt, kích thích lưu thông mạch máu não, giúp dễ ngủ đến dễ dàng hơn.

3.3.Tập yoga, thiền

Tình trạng căng thẳng có thể khiến bạn khó đi vào giấc ngủ. Do đó, việc ngồi thiền, tập yoga là những công cụ giúp xoa dịu tâm trí, thư giãn cơ thể và cải thiện chất lượng giấc ngủ.

  • Các động tác yoga sẽ giúp bạn tập được các cách thở và chuyển động cơ thể linh hoạt, đem lại sự yên tĩnh về tinh thần, giải tỏa căng thẳng. Phương pháp này còn có thể có tác động tích cực đến các thông số giấc ngủ như chất lượng, hiệu quả và thời gian ngủ.
  • Giống như yoga, duy trì thói quen ngồi thiền sẽ giúp bạn ngủ ngon hơn.

3.4.Massage 

Nếu bạn khó ngủ nhưng không muốn dùng thuốc, bạn có thể áp dụng phương pháp massage – một cách chữa mất ngủ tại nhà hiệu quả. Các động tác massage tại khu vực đầu, mặt sẽ kích thích máu lưu thông lên não, từ đó giúp bạn cải thiện chất lượng giấc ngủ cũng như thêm khỏe khoắn, sảng khoái sau khi ngủ dậy.

3.5.Tránh xa các máy móc điện tử trước khi đi ngủ

Một trong những nguyên nhân dẫn đến mất ngủ là do sự tiếp xúc với các thiết bị điện tử. Xem TV, chơi trò chơi điện tử, sử dụng điện thoại di động và mạng xã hội có thể khiến bạn khó đi vào giấc ngủ ngủ. Nguyên nhân là do ánh sáng xanh từ các thiết bị này phát ra sẽ ngăn chặn sự sản sinh melatonin.

Do đó, bạn nên ngắt kết nối tất cả các thiết bị điện tử như: Máy tính, điện thoại di động,… trước khi đi ngủ.

3.6.Dùng tinh dầu

Tinh dầu cũng có thể hỗ trợ chữa bệnh mất ngủ không dùng thuốc hiệu quả. Bạn có thể cho tinh dầu vào máy khuếch tán tinh dầu để tinh dầu tỏa ra khắp không gian phòng ngủ, tăng độ ẩm trong không gian phòng, mang đến mùi thơm nhẹ nhàng, dễ ngủ.

Ngoài ra, bạn có thể trộn tinh dầu và nước vào bình xịt, phun xung quanh phòng hoặc nhỏ tinh dầu vào chén đựng sẵn muối để tinh dầu được tỏa ra suốt cả đêm, cải thiện chất lượng giấc ngủ của bạn.

3.7.Tránh ngủ vặt trong ngày

Do ngủ không ngon vào ban đêm, nhiều người bị mất ngủ thường có thói quen ngủ gật vào ban ngày. Mặc dù những giấc ngủ ngắn trong thời gian ngắn có liên quan đến việc cải thiện sự tỉnh táo nhưng nó có thể tác động tiêu cực đến giấc ngủ ban đêm.

3.8.Thay đổi không gian ngủ thoải mái

Không gian phòng ngủ thay đổi cũng sẽ giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ của bạn. Nếu bạn muốn lựa chọn các cách trị mất ngủ không dùng thuốc, hãy thử thay đổi không gian phòng ngủ của mình bằng một số yếu tố như:

  • Đảm bảo phòng ngủ không có quá nhiều ánh sáng
  • Nhiệt độ phòng ngủ: Nhiệt độ phòng ngủ phù hợp.
  • Màu sắc trong không gian phòng ngủ: ưu tiên các gam màu nhẹ nhàng, dễ chịu để dễ đi vào giấc ngủ hơn (màu pastel, màu be nhạt, xám, vàng nhẹ, trắng,…).
  • Không để thiết bị điện tử trong phòng ngủ: Hạn chế để tivi, các thiết bị giải trí trong phòng ngủ sẽ giúp khắc phục được thói quen dùng thiết bị điện tử trước khi ngủ.

Trên đây là toàn bộ bài viết của chúng mình về tình trạng mất ngủ và biện pháp giúp giảm tình trạng mất ngủ đêm. Hy vọng rằng với những kiến thức chúng mình chia sẻ hữu ích với các bạn. Hãy để  lại bình luận bên dưới cho chúng mình biết nhé!

Cảm ơn các bạn đã dành thời gian cho bài viết. Xem thêm:Tại sao nên dùng tăm nước để chăm sóc răng miệng?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button