Link là gì? Khái niệm và Vai trò của Link trong SEO Website
Link là gì? Đường link là gì? Internal link là gì? External link là gì? Inbound link là gì? Outbound link là gì? Anchor text là gì? Tìm câu trả lời qua bài viết chi tiết sau!
1. Đường link là gì?
Đường Link (Liên kết) thường được biết đến với tên tiếng anh là Hyperlink, dịch nghĩa là siêu liên kết. Hiểu đơn giản, Link là một đoạn đường dẫn liên kết từ trang này đến trang khác, website này đến website khác với mục đích chính là đưa thông tin đến với người đọc.
Link được nhìn thấy với nhiều định dạng như text, hình ảnh, hoặc một đối tượng thông tin nào đó để điều hướng người dùng đi đến nơi mà nó muốn. Dưới con mắt người dùng, link được cấu tạo bởi 2 phần: phần Link và phần tử chứa đường link (thường là Anchor text).
Ví dụ: Khi click VÀO ĐÂY bạn sẽ được dẫn đến trang https://isharevn.net/cong-nghe. Lúc này https://isharevn.net/cong-nghe được gọi là Link, chữ “VÀO ĐÂY” được gọi là Anchor text.
2. Anchor text là gì
Anchor text là phần tử đại diện cho link nằm trong bài viết. Có 2 loại anchor text cơ bản được nhắc đến trong SEO là Anchor dạng Text, Hình ảnh.
<a href=”https://isharevn.net/cong-nghe/”>Công Nghệ</a> tất cả những gì nằm trong cặp thẻ <a></a> đều là anchor cho dù nó là hình ảnh hay là text. Như vậy, Anchor Text ở đây là “Học SEO”
Việc sử dụng Anchor Text rất quan trọng trong SEO, dù là Onpage hay Offpage. Anchor cần được lựa chọn sao cho phù hợp với nội dung của trang mà đường link dẫn tới và phải nằm trong đoạn có liên quan tới nghĩa của anchor đó.
3. Cách tối ưu Anchor text
- Đa dạng Anchor Text nhất có thể
- % mỗi Anchor trong tổng số Anchor Text không quá 20% (kiểm tra bằng Ahrefs)
4. Phân loại link
Đối với dân lập trình, chỉ có một loại link duy nhất được tồn tại dưới cái tên thẻ <a>. Cấu trúc của một link cơ bản như sau: <a href=”đường dẫn liên kết”>Anchor text</a>. Chức năng của Thẻ <a> đơn giản là đưa người dùng đến một nơi khác ngoài nơi mà họ đang đọc nó.
Đối với dân SEO, cách phân loại link có phần phức tạp hơn
Xét theo tính nội bộ trong 1 website, link bao gồm 2 loại: Internal link và External link
5. Interlink là gì?
Liên kết nội bộ (Internal link) là liên kết từ trang này sang trang khác trên cùng 1 tên miền (Domain). Đây là dạng liên kết đóng vai trò chính trong việc điều hướng sức mạnh và khách truy cập của website.
VD: Cấu trúc Silo là một dạng Internal Link. Link đang điều hướng bạn đến bài chia sẻ về cấu trúc website khác nhưng nó vẫn nằm trong website isharevn.net. Đó là Internal link.
Internal link là một trong những yếu tố quan trọng trong việc tối ưu hóa Onpage website, giúp người dùng ở lại website lâu hơn, cũng như cung cấp đúng những thông tin người dùng cần…
6. External link là gì?
External link (Liên kết bên ngoài) là một thuật ngữ bao hàm tất cả các liên kết của website với những website khác bên ngoài.
Khi click vào Link, bạn được dẫn ra Website http://thuepagetichxanh.com/ với bài “Thuê Page Tích Xanh”. Đó chính là External Link
Như vậy, External link bao gồm cả Inbound link và Outbound link. Đây là những liên kết giúp trao đổi Link Juice với các website bên ngoài. Chúng rất quan trọng cho lưu lượng truy cập từ việc được giới thiệu (Referral Traffic) và SEO.
Xét trong mối quan hệ với các Domain khác, link được phân làm 2 loại Inbound link và Outbound Link
7. Inbound link là gì?
Inbound link hay còn gọi là backlink (Tạm dịch: Liên kết trả về) là một thuật ngữ SEO dùng để chỉ những liên kết được đặt từ những Domain khác trỏ về Domain chính.
8. Outbound link là gì?
Outbound link hay còn gọi là outlink (Tạm dịch: Liên kết ra ngoài) là khái niệm ngược lại với Backlink, dùng để chỉ những liên kết được đặt trên Domain chính và liên kết đến những Domain khác.
9. Vai trò của Link – Mindset về links
3 yếu tố quan trọng nhất để xếp hạng trên công cụ tìm kiếm là:
Thứ nhất: Content
Thứ hai: Links (Liên kết)
Liên kết bao gồm 3 nhóm:
- Internal Link – liên kết nội bộ (liên kết trong website)
- Backlink: Liên kết từ website khác trỏ về
- External link: Liên kết ngoài (trỏ tới website khác)
Thứ ba: RankBrain
Rankbrain là hệ thống trí tuệ nhân tạo máy học của Google, giúp xử lý các kết quả tìm kiếm. RankBrain xuất hiện để giúp diễn giải những truy vấn phức tạp trên một cách tốt hơn, nhằm đưa ra kết quả tốt nhất cho người tìm kiếm.
RankBrain tập trung vào hai điều:
- Thời gian người dùng dành cho trang của bạn (Dwell time)
- Tỷ lệ phần trăm người nhấp vào kết quả của bạn (CTR – Tỷ lệ nhấp)
RankBrain có hai công việc chính:
- Hiểu các truy vấn tìm kiếm (từ khóa)
- Đo lường cách mọi người tương tác với kết quả (sự hài lòng của người dùng)
Để tối ưu RankBrain, bạn cần hiểu ý định tìm kiếm của người dùng và tăng trải nghiệm người dùng trên site
Website cần Tối ưu 3 yếu tố: Content, Link, RankBrain để tăng thứ hạng từ khóa trên công cụ tìm kiếm
10. Chức năng của link trong entity & SEO
Liên kết đóng vai trò như một ống dẫn nước, trong đó nước là:
Thứ nhất, Dòng chảy sức mạnh (trust flow/page rank/link juice)
- Link Juice là thuật ngữ phi kỹ thuật trong giới SEO, được xem như “dòng chảy sức mạnh” của một URL/Domain thông qua liên kết nội bộ và liên kết ngoài
- Tầm quan trọng của Link Juice: tính dến thời điểm hiện tại, Link Juice (Page Rank) là một trong những thuật toán cốt lõi GG dùng để xếp hạng website
Thứ 2, Dòng chảy về sự uy tín (trust rank)
Thứ 3, Truyền traffic/điều hướng người dùng
Thứ 4, Tạo dựng mối quan hệ.
Google kết nối tất cả thông tin trên mạng Internet thông qua các liên kết (liên kết nội bộ và backlink). Do đó, khi xây dựng thực thể Enity, Link đóng vai trò liên kết các trang, tạo sự liên quan.
VD: Các bài viết liên kết với nhau tạo thành nội dung chủ đề “Máy giặt LG” – Thematic Content. Tối ưu yếu tố Theme
Lưu ý: Liên kết nội bộ không giúp bạn tạo dựng sự uy tín cho trang nhưng nó truyền độ uy tín từ trang này sang trang khác.
Nguồn: quynhtrangpham.com