Dấu hiệu của mật ong hỏng? Bảo quản làm sao cho tốt
Mật ong là một thứ không thể thiếu trong mỗi gia đình bởi những công dụng tuyệt vời của nó. Tuy nhiên nhiều gia đình vẫn có thói quen để lưu cữu những chai mật ong từ ngày này qua ngày khác mà không chú ý đến thời hạn sử dụng của mật ong. Tuy nhiên mật ong không có giá trị vĩnh cửu và nếu không bảo quản tốt chúng sẽ rất dễ hỏng. Vậy cùng thử tìm hiểu xem những dấu hiệu của mật ong hỏng và Bảo quản làm sao cho tốt nhé!
1.Mật ong thường để được trong bao lâu?
Mỗi loại mật ong sẽ có thời gian sử dụng khác nhau và hạn sử dụng sẽ được ghi trên bao bì đối với mật ong thương mại. Còn đối với các loại mật ong nguyên chất có thể sử dụng trong thời gian khá dài, cụ thể là lên đến 2 – 3 năm.
Với loại mật ong rừng, chúng có hạn sử dụng lên đến hơn 2 năm. Mật ong nuôi thì thời gian sử dụng lên đến hơn 3 năm. Còn nếu mật ong của bạn còn nguyên sáp thì thời gian sử dụng sẽ ngắn hơn rất nhiều. Chỉ kéo dài tầm 5 – 6 tháng là sẽ bị hỏng ngay.
Mật ong nguyên sáp cần được bảo quản thật kỹ, nếu không sẽ bị chua và giảm chất lượng. Bạn chỉ nên mua với số lượng vừa phải, khi nào dùng hết rồi mua tiếp, tránh cất trữ quá lâu, dẫn đến hư hỏng và ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người dùng.
2.Các dấu hiệu nhận biết mật ong bị hỏng
2.1 Màu sắc
Thường thì các loại mật ong sẽ có màu vàng tươi, vàng chanh hoặc màu cánh gián, còn mật ong nguyên chất đã bị hỏng có màu sắc sậm hơn. Khi bị hỏng, màu sắc của mật sẽ chuyển sang màu đen, trên bề mặt mật ong có nổi lên các bọt khí màu trắng.
Màu sắc của mật ong bị hỏng sẽ sậm hơn màu của mật ong bình thường
2.2 Mùi hương
Mật ong bị hỏng sẽ không còn hương thơm mang theo vị ngọt đặc trưng. Đồng thời mùi hương này tương đối khó chịu khi ngửi bởi mùi cay nồng có thể xộc vào mũi.
Mùi của mật ong bị hỏng sẽ không còn thơm
2.3 Vị
Bạn có thể thử xem mật ong có bị hỏng hay chưa bằng cách nếm thử mùi vị của chúng. Với mật ong bình thường khi nếm sẽ có ngọt xen lẫn vị chua nhẹ nhưng vị ngọt là chính.
Còn đối với mật ong hỏng thì vị chua nhiều hơn đôi khi sẽ có vị cay nồng do mật ong bị lên men. Trong trường hợp mật ong có bọt trắng và lên men cay nồng như mùi rượu thì không nên dùng nhất.
3.Lưu ý khi bảo quản mật ong
3.1.Chất liệu bảo quản
- Gỗ – kim loại: Đây là 2 chất liệu đầu tiên bạn nên tránh sử dụng khi bảo quản mật. Bởi kim loại dễ làm mật ong tạo kết tủa hình thành chất độc gây hại, với gỗ chúng lại làm mật mất đi hương vị đặc trưng.
- Nhựa: Có khá nhiều sản phẩm trên thị trường, có thành phần từ các loại nhựa khác nhau. Nếu muốn bạn chỉ nên sử dụng chai – hũ bằng nhựa Plastic đạt tiêu chuẩn an toàn thực phẩm, sạch sẽ, không màu, không mùi. Đặc biệt khi vận chuyển đây sẽ là lựa chọn thích hợp tránh tình trạng đổ vỡ.
- Thủy tinh: Đánh giá dựa trên độ sạch, tính thẩm mỹ, khả năng bảo quản và thói quen người dùng thì thủy tinh được coi là lựa chọn thích hợp nhất. Bạn có thể dùng chúng khi muốn sử dụng mật làm quà tặng hay lưu giữ tại nhà đều tốt.
3.2.Nhiệt độ
- Nên bảo quản trong khoảng 21 – 26 độ C.
- Nhiệt độ cao sẽ làm mật biến dạng, lên men nhanh chóng tạo vị chua.
3.3.Vị trí
- Tránh xa ánh nắng mặt trời.
- Không đặt mật dưới nền nhà, sàn gỗ hay đất, bởi nhiệt độ thấp dễ khiến mật kết tinh, đóng đường.
- Tránh nơi có nhiệt độ cao (tủ bếp, gần vị trí đặt bếp, lò vi sóng, lò nướng…)
- Tránh việc bảo quản trong tủ lạnh vì sẽ khiến mật ong bị đóng đường.
- Không vặn nắp quá chặt, mật sẽ lên khí gas mau hỏng.
Qua đây bạn đã học được cách nhận biết và bảo quản mật ong chưa? Hãy để lại bình luận bên dưới cho chúng mình biết với nhé!