Kinh nghiệm bán hàng

Có nên Booking KOL để quảng cáo sản phẩm?

Rate this post

Ngày nay nhiều doanh nghiệp đã kết hợp với người nổi tiếng, người có sức ảnh hưởng (KOL)  để quảng cáo sản phẩm. Việc sử dụng KOL để quảng bá sản phẩm giúp cho các doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận với khách hàng hơn.Tuy nhiên hiện này vẫn có nhiều người chứ hiểu hết về phương thức này.Làm sao để sử dụng phương pháp này hiệu quả? Phương pháp này có ưu điểm, hạn chế gì?Làm sao để hạn chế được các rủi ro từ việc sử dụng các KOL trong maketing. Chúng ta hãy cùng nghiên cứu trong bài viết dưới đây nhé.

KOLs là gì

KOL là gì?

KOL viết tắt của từ Key Opinion Leader được dịch theo nghĩa tiếng Việt là “Nhà lãnh đạo quan điểm chính” để chỉ những chuyên gia hoặc những người được đánh giá cao và có tiếng nói, tầm ảnh hưởng trong một lĩnh vực, ngành nghề nhất định nào đó.

Bắt nguồn từ trăn trở làm thế nào để xây dựng niềm tin với khách hàng, các doanh nghiệp dần hiểu rằng khách hàng có xu hướng tin tưởng vào lời nói của những người có tầm ảnh hưởng, có kiến thức và chuyên môn về sản phẩm. Vì thế, KOL trở thành những người được các nhãn hàng “chọn mặt gửi vàng” để làm cầu nối đưa sản phẩm đến gần hơn với khách hàng.

KOLs có thể là diễn viên, đầu bếp, ca sĩ, bác sĩ, giáo viên… với chuyên môn về một lĩnh vực nào đó, họ tiến hành chia sẻ kiến thức và nhận được sự tín nhiệm, hưởng ứng.Dạo gần đây, song song xu hướng quảng cáo nhờ KOLs, các KOL là Tiktoker đang trở thành xu thế và được nhiều nhãn hàng hợp tác bởi độ hiệu quả mang lại.

KOL có vai trò gì trong maketing?

KOL có rất nhiều tác dụng trong maketing, trong một số trường hợp KOL được coi là chìa khóa thành công cho một chiến dịch Quảng cáo. Có thể kể đến một vài lợi ích của KOL trong maketing như sau:

1. Tiếp cận đúng tệp khách hàng mục tiêu

Trong hàng trăm những cách tiếp cận khách hàng mục tiêu thì việc sử dụng KOL được cho là cách nhanh gọn và hiệu quả cao nhất. Bởi KOL có những lượng người theo dõi khá đông đảo, đa phần họ đều là những người thuộc nhóm đối tượng khách hàng cùng quan tâm đến một lĩnh vực cụ thể nào đó.

Ví dụ: Doanh nghiệp bạn bán các sản phầm liên quan đến các thiết bị công nghệ như điện thoại, laptop, đồng hồ thông minh… có thể lựa chọn KOL Trần Xuân Vinh (xuất phát từ Influencer và sau đó trở thành KOL) là chủ của kênh Vật Vờ Studio với hơn 1.7 triệu người theo dõi đều là những người yêu thích công nghệ. Cho nên, đây là một KOL tiềm năng để quảng bá các sản phẩm chuyên về công nghệ.

Trần Xuân Vinh là một KOL trong lĩnh vực công nghệ

2. Tăng độ uy tín cho sản phẩm và độ nhận diện thương hiệu

Để trở thành một KOL, người đó phải đạt được những yêu cầu về mặt kiến thức chuyên môn về một lĩnh vực nhất định. Vì vậy nên những chia sẻ của các KOL luôn có tính thuyết phục cao hơn, điều đó sẽ phần nào giúp tăng độ uy tín cho sản phẩm và nâng cao độ nhận diện của thương hiệu với khách hàng.

Ví dụ: Để giúp khách hàng an tâm và tin tưởng hơn khi lựa chọn sản phẩm sữa đến từ thương hiệu NutiFood họ đã triển khai chương trình Marketing với chủ đề tư vấn mọi vấn đề liên quan đến sức khỏe của bé. Trong chuỗi chương trình này họ sẽ lần lượt mời các chuyên gia dinh dưỡng là các bác sĩ chuyên khoa để tư vấn trực tiếp cho các mẹ. Điều này sẽ giúp khách hàng tin tưởng hơn vào chất lượng sản phẩm nhờ những lời khuyên từ chuyên gia được lồng ghép khéo léo vào nội dung.

Một ví dụ về việc sử dụng KOL để tăng độ nhận diện cho thương hiệu:

Ví dụ: Buổi lễ ra mắt xe ô tô của Vinfast quy tụ khá nhiều chuyên gia chuyên về lĩnh vực xe để đánh giá và đưa ra nhận định về dòng xe này. Cách làm này làm tăng niềm tin của người dùng về chất lượng xe hơn khi muốn tham khảo để mua xe. Ngoài ra, giá trị thương hiệu còn được nâng cao trong lòng khách hàng nhờ những thông tin có cơ sở, đáng tin cậy. 

Lễ ra mắt xe ô tô Vinfast được nhiều chuyên gia tham dự
Lễ ra mắt xe ô tô Vinfast được nhiều chuyên gia tham dự.

3. Thúc đẩy khách hàng mua sản phẩm nhiều hơn

Một trong những vai trò quan trọng của KOL chính là tạo dựng mối quan hệ bằng niềm tin với khách hàng. Đa phần mọi người sẽ có tâm lý tìm đến những người có chuyên môn, kiến thức về vấn đề mà mình đang thắc mắc, vì vậy khi có được lời khuyên của các KOL, khách hàng sẽ rút gọn được các bước mua hàng mà sẽ dễ dàng đến luôn bước quyết định mua sản phẩm đó.

Có những từ ngữ nào liên quan đến KOL?

Influencer: Người sở hữu lượng follower lớn trên mạng xã hội. Influencer không nhất thiết phải có chuyên môn trong lĩnh vực học thuật. Sức hút của họ có thể đến từ khả năng sáng tạo, phong cách hoặc khiếu ăn nói. Họ biết cách tận dụng mạng xã hội để xây dựng thương hiệu cá nhân. Tại Việt Nam, hai khái niệm influencer và KOL đôi khi được dùng chung để chỉ cá nhân có tầm ảnh hưởng.

Tùy theo lượng người theo dõi, mà Influencer được chia ra làm nhiều cấp bậc khác nhau.

KOL là viết tắt của từ gì? Họ là ai trên mạng xã hội?
  • Nano-influencer: 1 – 10.000 người theo dõi.
  • Micro-influencer: 10.000 – 100.000 người theo dõi.
  • Macro-influencer: 100.000 – 1.000.000 người theo dõi.
  • Mega-influencer: hơn 1.000.000 người theo dõi.

Celebrity: Người nổi tiếng, thường hoạt động trong lĩnh vực giải trí.

Trên thế giới, chúng ta biết đến những Celeb nổi tiếng như Taylor Swift, Selena Gomez, Justin Bieber, Lisa (Blackpink)…

Còn ở Việt Nam thì những gương mặt đình đám như Mỹ Tâm, Hà Anh Tuấn, Noo Phước Thịnh, Sơn Tùng – MTP,… cũng được coi là các Celeb đình đám.

Mass Seeder: Người chia sẻ thông tin, ý kiến từ các influencer, KOL nhằm quảng cáo đến một nhóm khách hàng nhỏ lẻ.

KOC (Key Opinion Consumer): Người tiêu dùng có sức ảnh hưởng trên thị trường. Họ thường dùng thử sản phẩm và đưa ra nhận xét khách quan, trung thực. Mặc dù không có nhiều người theo dõi như influencer nhưng KOC có thể tác động rất lớn đến quyết định mua hàng của follower. Hiện nay, ví dụ điển hình cho KOC trong thực tế đó là các reveiwer trên Tiktok.

Lựa chọn KOL theo những tiêu chí nào?

Doanh nghiệp nên lựa chọn KOLs dựa trên 4 tiêu chí: Reach (Độ phủ), Relevance (Sự liên quan), Resonance (Khả năng thay đổi ý kiến người tiêu dùng), Sentiment (Chỉ số cảm xúc) để mang lại hiệu quả truyền thông tốt nhất.

  • Reach (Độ phủ): Được tính bằng lượng người theo dõi, mức độ nhận diện của khách hàng đối với Influencer. Từ đó, doanh nghiệp có thể dựa vào nhu cầu và chiến lược truyền thông của mình để lựa chọn KOL phù hợp. KOL sẽ dùng những kiến thức chuyên môn cùng trải nghiệm để tăng mức độ thuyết phục của khách hàng.
  • Relevance (Sự liên quan): Người hâm mộ KOL thường xuyên theo dõi và cập nhật những trạng thái hoặc chia sẻ của họ qua các trang mạng xã hội như về quan niệm sống, phong cách thời trang, phát ngôn, nhân khẩu học, lĩnh vực hoạt động, nội dung bài viết trên trang cá nhân. Do đó doanh nghiệp sẽ lựa chọn KOL phù hợp để việc tiếp cận sản phẩm dễ dàng nếu khách hàng mục tiêu thuộc nhóm người hâm mộ của KOL.
  • Resonance (Khả năng thay đổi ý kiến người tiêu dùng): Thể hiện qua mức độ tương tác của công chúng đối với nội dung mà influencer đưa ra. Số lượng người hâm mộ tăng thì việc sản phẩm ngày càng lan tỏa trên diện rộng là điều tất nhiên. > Thúc đẩy mức độ nhận diện thương hiệu.
  • Sentiment (Chỉ số cảm xúc): Đây là yếu tố rất quan trọng nhất trong việc quảng bá sản phẩm. Chiến dịch quảng cáo sản phẩm có thành công không phụ thuộc rất nhiều vào gương mặt đại diện. KOL mang lại hiệu ứng tích cực cho fans nhờ đó tạo được niềm tin đến những người theo dõi. Qua đó, sản phẩm/ dịch vụ mà KOL đã trải nghiệm và chia sẻ sẽ được người theo dõi ưa chuộng hơn.

Làm sao để booking KOL?

Booking KOL là gì? và Cách để book KOL là gì? cũng là những câu hỏi dành được nhiều sự quan tâm của doanh nghiệp. Booking KOL là quá trình tìm kiếm, chọn lọc và quyết định hợp tác với một gương mặt KOL phù hợp với sản phẩm của nhãn hàng. Có rất nhiều cách để book KOL, trong đó cách phổ biến nhất là liên hệ một bên trung gian chuyên về booking KOL. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng có thể tự tìm hiểu, khảo giá và trực tiếp liên hệ với các KOL để trao đổi về sản phẩm cũng như nhãn hàng.

Trên đây là toàn bộ những tổng hợp của chúng mình về KOL Qua các thông tin mà chúng mình chia sẻ, chắc hẳn các bạn đã có cho mình câu trả lời cho câu hỏi: Có nên booking KOL hay không? Dĩ nhiên ở một mức độ nào đó KOL sẽ mang lại hiệu ứng cho chiến dịch maketing của bạn. Nhưng hãy áp dụng khéo léo và phù hợp để tránh gặp tình trạng phản ứng ngược ,giống như một vài thương hiệu trước đây đã gặp phải rắc rối khi sử dụng các KOL tai tiếng (Prada hợp tác với Lý Dịch Phong,Trịnh Sảng hoặc Sunsilk trước đây cũng mệt mỏi vì scandal của Hồ Ngọc Hà).  

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button