10 hiệu ứng tâm lý trong marketing bạn nên biết
Nghe đến hiệu ứng tâm lý có vẻ khá xa lạ và học thuật.Tuy nhiên nó không hề khó như bạn nghĩ đâu, bạn hoàn toàn đã bắt gặp nó trong đời sống mà bạn chưa biết thôi. Những hiệu ứng tâm lý này mang lại hiệu quả không nhỏ trong bán hàng, dù công việc kinh doanh của bạn lớn với vài công ty, hay nhỏ với đôi ba cốc trà đá. Cùng tìm hiểu với chúng mình về 10 hiêu ứng tâm lý trong marketing để biết đâu bạn có thể áp dụng vào công việc kinh doanh của mình đấy.
1.Hiệu ứng chim mồi
Hiệu ứng chim mồi (Decoy Effect) hay còn gọi là hiệu ứng ưu thế bất cân xứng (Asymmetric Dominance effect). Đây là thuật ngữ bạn nghe khá nhiều và được dùng rất phổ biến trong kinh doanh online. Hiệu ứng chim mồi được áp dụng nhiều khi định giá sản phẩm.
Hiệu ứng này có nghĩa là bạn đưa ra một mồi nhử để lôi kéo khách hàng lựa chọn đúng món hàng mà bạn mong muốn thay vì chỉ có hai sự lựa chọn. Khi đối mặt với sự lựa chọn thứ ba (một “chim mồi”), khách hàng thường vui vẻ lựa chọn sản phẩm/ dịch vụ có giá cao hơn mà không hề hay biết rằng mình vừa bị “móc túi”.
“Chim mồi” ở đây chính là giá sản phẩm 2, đây sẽ là nhân tố tác động đến việc người mua sẽ chọn combo nhiều hơn, nếu không có sản phẩm thứ 2, mọi người sẽ chọn mua sản phẩm đầu tiên.
2.Hiệu ứng lan truyền
Hiệu ứng lan truyền được thể hiện rõ nhất qua các chiến dịch tương tác bằng nút “chia sẻ”. Hiệu ứng này được giải thích rất đơn giản:
Người ta thường dễ dàng chấp nhận niềm tin hoặc sự lựa chọn của một nhóm, cộng đồng mà họ yêu thích. Các Marketer thường ứng dụng hiệu ứng này để thu hút khách hàng mục tiêu dựa trên việc xuất hiện trong tầm nhìn của họ thông qua hoạt động chia sẻ của cộng đồng.
Hiệu ứng này sẽ có hiệu quả khi nhóm công chúng khách hàng mục tiêu được nghiên cứu rõ ràng và chính xác.
3.Hiệu ứng mỏ neo
Bạn có nhận ra mình luôn bị những “mỏ neo” giữ chân và bị mê hoặc bởi các chương trình giảm giá chưa? Những “mỏ neo” đó chính là giá gốc của sản phẩm và số phần trăm giá trị được giảm. Mọi người thường đưa ra các quyết định dựa trên những thông tin “gốc”, họ sẽ dùng chúng để cảm nhận được sự thay đổi, những sử thay đổi sẽ dẫn họ đến những quyết định. Đó là lý do vì sao, với Marketing, việc “neo đậu” rất quan trọng, vì nó sẽ là cơ sở để bạn tác động đến hành vi của khách hàng.
4.Hiệu ứng mồi (Priming Effect)
“Mồi” thì khác gì với “chim mồi” ? Nếu “chim mồi” được thiết lập để bạn hướng khách hàng đến một sự lựa chọn khác, thì “mồi” được dùng để định hình quan điểm của họ.
Ví dụ:Khi bạn vào siêu thị khi đang phân vân lựa chọn đồ ăn cho bữa tối.Một bản nhạc Pháp bật lên. Điều này rất có thể sẽ khiến bạn liên tưởng đến nước Pháp và cuối cùng mua đồ nầu bữa tối kiểu Pháp.
Các yếu tố branding và quảng cáo sẽ định hình những vấn đề về sản phẩm. Khi tìm kiếm về vấn đề đó, khách hàng sẽ nhớ đến sản phẩm của bạn đầu tiên. Giá trị của hiệu ứng này chính là những “mồi” nhử độc đáo, ấn tượng, với mục đích thu hút và tạo ra quan điểm về sản phẩm trong tư duy khách hàng.
5. Hiệu ứng về sự khan hiếm
“Thứ gì càng hiếm thì càng quý” được coi là câu “slogan” đúng nhất khi nói đến hiệu ứng khan hiếm. Hiệu ứng này là một trong những hiệu ứng tâm lý mạnh mẽ nhất đánh vào khách hàng, nó mạnh ở chỗ khách hàng đã biết rõ mánh khóe của bạn nhưng vẫn sẵn sàng móc ví ra chi trả cho một món hàng mà ta không thích lắm, chỉ vì nó “sắp hết”, “số lượng có hạn” hoặc “chỉ còn…duy nhất”.
Hiệu ứng này được ứng dụng ngày càng chỉnh chu trong các hoạt động Marketing. Các thông báo “khan hiếm” bây giờ không xuất hiện một mình mà thường kết hợp với các hình thức đếm thời gian, các thông kế khách mua hàng thay đổi liên tục, thậm chí là tin tức thị trường cũng tạo ra một sự kham hiếm.
Khi được sử dụng một cách thông minh, đây thực sự là một hiệu ứng kích cầu tiêu dùng hiệu quả. Sự khan hiến làm tăng giá trị sản phẩm
6.Hiệu ứng ám ảnh về sự mất mát (Loss Aversion)
Khi đang sở hữu trong tay một thứ gì đó, con người sẽ không thích việc bị mất đi, bị lấy đi. Đó chính là tâm lý ám ảnh về sự mất mát.
Một ví dụ thể hiện rõ nhất tính ứng dụng của sản phẩm này chính là chương trình dùng thử, đặc biệt đối với dòng sản phẩm Premium (cao cấp). Khi các khách hàng mới được sử dụng thử những tính năng, sản phẩm Premium trong một thời gian ngắn và sau đó không được dùng thử nữa, họ cần phải năng cấp gói VIP để được dùng lại. Bạn nghĩ trong hoàn cảnh này, khách hàng sẽ chọn phương án nào? Từ bỏ hay nâng cấp thành viên VIP?
7. Hiệu ứng phân nhóm độc quyền
Nghĩa là người bán tạo ra từng nhóm khách hàng riêng biệt để chào bán những sản phẩm phù hợp theo từng nhu cầu của các thành viên với giá ưu đãi nội bộ.
VD: khi bạn đi máy bay nhiều sẽ được cấp thẻ ghi điểm nhưng với từng loại thẻ thì bạn sẽ được các ưu đãi khác nhau – member, Gold, Diamond.
8.Hiệu ứng ưu đãi mua trước
Nghĩa là người bán sẽ đưa ra các gói ưu đãi khó cưỡng cho người mua khi đặt trước hàng khi sản phẩm sắp tung ta thị trường.
VD: đặt trước IPhone X Plus sẽ được giảm 5 triệu so với giá niêm yết và được tặng kèm rất nhiều phụ kiện khác.
9.Hiệu ứng FOMO
Hiệu ứng FOMO (Fear Of Missing Out) này đánh vào tâm lý của khách hàng khi luôn sợ hãi mình bỏ lỡ những điều thú vị, hay ho mà người khác đang được trải nghiệm từ đó gợi nên một cảm xúc mạnh mẽ thúc giục họ hành động. Nó khiến khách hàng đưa ra những quyết định dựa trên cảm tính chứ không phải nhu cầu thực tế hay mong muốn bản thân.
VD: Tổ chức một khuyến mãi chỉ diễn ra vào khung giờ nhất định nào đó với số lượng hạn chế và luôn hiển thị số người đang đặt hàng sẽ khiến khách hàng “sợ mất cơ hội mua giá rẻ” và nhanh chóng đặt hàng.
Xem thêm: Cách xây dựng Profile cá nhân để bán hàng hiệu quả
10.Hiệu ứng tương hỗ (Reciprocity)
Hiệu ứng tương hỗ hiểu một cách đơn giản là: khi bạn làm gì đó cho người khác, họ cũng sẽ làm điều gì đó lại với bạn. Vậy nên, khi bạn tặng miễn phí một quyển ebook, một cơ hội dùng thử dịch vụ, một voucher,… khách hàng sẵn sàng tặng bạn những sự tương tác, những thông tin cá nhân cần thiết.
Đó chính là cách hiệu ứng này ứng dụng trong Marketing. Một Marketer sẽ phải cân nhắc giá trị của thứ bạn cho đi và thứ bạn nhận lại, sau đó ứng dụng một cách hiệu quả hiệu ứng này.
Trên đây là 10 hiệu ứng tâm lý thường gặp trong marketing mà chúng ta cũng nên cần biết. Nghe thì có vẻ học thuật nhưng bạn hoàn toàn có thể áp dụng các hiệu ứng này một cách tự nhiên vào công việc kinh doanh của mình. Chắc hẳn là các bạn sẽ thành công.
Đừng quên để lại giúp chúng mình đánh giá ở bên dưới để chúng mình ngày càng hoàn thiện hơn nhé.