Kinh doanh trên sàn TMĐT đang là xu hướng từ 2018 đến bây giờ, rất nhiều các khóa học mở ra để phục vụ nhu cầu bán hàng của của nhà bán hàng, nhưng bạn cần phải biết lựa chọn và vận hành theo từng sàn TMĐT.
Trong bài viết này, mình muốn phân tích cho các bạn điểm mạnh, điểm yếu và cách vận hành của từng sàn TMĐT, từ đó các bạn có thể lựa chọn kênh phân phối bán hàng của mình cho phù hợp.
1. Sàn TMĐT Shopee – shopee.vn
Sàn TMĐT Shopee đến bây giờ vẫn tập trung vào các sản phẩm dành cho bà mẹ bỉm sữa, nữ giới, gia dụng gia đình nhiều. Và cũng vì vậy, khi bán hàng trên Shopee thường cạnh tranh rất gắt gao về giá bán. Hôm nay mình bán được, mai đã thấy có nhiều người còn bán được và giá còn rẻ hơn mình rất nhiều.
- Shopee không giới hạn số lượng gian hàng của 1 người. Bạn có thể tạo được nhiều gian hàng khác nhau, và người khác cũng có thể tạo hàng trăm gian hàng khác nhau.
- Shopee không cho bạn spam shop. Tức là bạn tạo hàng trăm shop cùng đăng sản phẩm. Nhưng bạn vẫn có thể lách bằng cách tạo trăm shop nhưng chỉ đăng tầm 30% sản phẩm, rồi đăng thêm các sản phẩm khác.
- Hiện tại Shopee vẫn đang tích cực đẩy mạnh lôi kéo khách hàng bằng các chương trình tặng quà khách hàng mới, lần đầu tham gia Shopee, bên cạnh đó là tạo tiếp thị liên kết cho nhà bán hàng chia sẻ Shopee.
- Hạn chế của Shopee tại thời điểm này là tiền ship thu khách hàng cao. Với nhà bán hàng tưởng chừng như không ảnh hưởng, vì thực tế khách hàng trả ship. Nhưng lại vô tình ảnh hưởng, vì tiền ship cao sẽ ảnh hưởng tới quyết định mua hàng của khách hàng.
Hiện tại, Shopee vẫn là kênh bán hàng mang lại hiệu quả tốt dành cho nhà bán hàng. Nên các bạn cứ tập trung bán trên Shopee nhé. Tự nhiên có khách tiếc gì không bán.
2. Sàn TMĐT Lazada – lazada.vn
Lazada vào Việt Nam khá lâu, cũng đã có những bước chuyển mình để phục vụ cả khách hàng lẫn nhà bán hàng tốt hơn. Nhưng việc bán hàng trên Lazada vẫn được coi là khó khăn hơn chỉ vì đăng bán sản phẩm khó khăn hơn.
- Lazada giới hạn 1 cá thể tạo 1 gian hàng. Nghĩa là bạn có 1 chứng minh thư bạn tạo 1 gian hàng, bạn có giấy đăng ký kinh doanh bạn tạo 1 gian hàng, bạn có 1 đăng ký công ty bạn đăng ký 1 gian hàng,…
- Lazada tới thời điểm này không khó khăn khi bạn sao chép sản phẩm từ các gian hàng giống nhau. Vì mặc định, bạn là 1 nhà bán hàng độc lập. Tức bạn là cá nhân, bạn là hộ kinh doanh thì vẫn khác nhau.
- Hiện tại, top 1 và top 2 vẫn thuộc về Shopee và Lazada. Chưa thể biết sàn nào khỏe hơn, nhưng cả 2 đều đang là 2 sàn có lượng khách hàng mua tốt nhất.
- Lợi thế khi bán trên Lazada chính là phí ship nhỏ hơn Shopee, bên cạnh đó nhà bán hàng có thể hỗ trợ trực tiếp phí ship cho khách hàng.
3. Sàn TMĐT Tiki – tiki.vn
Hồi trước, Tiki chỉ là một trang bán sách, sau đó phát triển mở rộng ra với nhiều sản phẩm thuộc ngành hàng khác nhau. Và rồi tiến tới cho nhà bán hàng chính thức vào bán.
- Để đăng ký bán hàng trên Tiki, bạn cần có giấy phép kinh doanh hoặc thành lập công ty. Nói chung với nhà bán hàng nhỏ mà chưa có đăng ký kinh donah thì bỏ đi nhé. Đừng cố, vì đã kinh doanh là bạn phải có trách nhiệm đóng thuế, và rất nhiều thủ tục. Chưa có lãi thì tạm khoan chờ có lãi rồi hãy làm.
- Tiki không hạn chế bạn tạo sản phẩm mới, nhưng khuyến khích bạn bán các sản phẩm đã có sẵn. Ví dụ, 1 chiếc điện thoại sẽ có nhiều nhà bán hàng cùng bán. Một cái quần cũng có nhiều nhà bán hàng cùng bán.
- Điểm dở cũng vì thế mà ra, có những sản phẩm không khác nhau về chất lượng, khách hàng đánh giá sản phẩm là đánh giá đúng chất lượng sản phẩm. Nhưng có những sản phẩm sẽ còn phụ thuộc nguyên liệu ví dụ như quần áo, cùng 1 chiếc quần 10 nhà bán hàng nhưng có thể 10 chất lượng khác nhau. Khi khách hàng đánh giá chất lượng kém thì thôi, coi như bỏ mặc dù sản phẩm của bạn chất lượng tốt đi chăng nữa.
- Tiki quản lý hàng hóa rất kém, các bạn cũng xác định luôn là 100% đơn hàng trên tiki được coi là giao hàng thành công. Chỉ khác là giao hàng bạn có nhận được tiền không hay là mất hàng thôi.
4. Sàn TMĐT Sendo – sendo.vn
Sendo (Sen đỏ) cũng là trang TMĐT được nhiều nhà bán hàng lựa chọn, và bản thân Sendo cũng hỗ trợ rất nhiều khách hàng với các gói quảng cáo, khuyến mại. Nhưng quan trọng bạn có bán được hàng hay không thôi nhé.
Sendo mang đúng nghĩa là siêu chợ người bán – người mua. Tức người mua phải trả tiền ship, người bán hỗ trợ tiền ship, nếu người mua không nhận người bán sẽ phải thanh toán tiền ship.
- Sendo bạn cũng dễ dàng tạo nhiều gian hàng để bán. Việc đăng tải sản phẩm cũng dễ dàng hơn.
- Tại Sendo, bạn có thể spam từ khóa để dễ dàng lên top hơn. Vẫn có rất nhiều người làm vậy.
- Sendo khuyến khích mọi người viết bài chuẩn SEO Sendo – với thang điểm 100. Mình đánh giá điều này cũng khá tốt, nhưng không quan trọng lắm vì quan trọng khách hàng là người cần cái gì, trải nghiệm của khách hàng trên Sendo mới quan trọng chứ không phải các chỉ số.
- Hạn chế của Sendo chỉ đúng cái là hoàn, thì nhà bán hàng phải thanh toán ship. Thực ra điều này là hoàn toàn bình thường, chỉ bất thường khi có quá nhiều đơn ảo, khách hàng đặt hàng nhưng không nhận. Tóm lại là tỉ lệ hoàn hàng cao hơn rất nhiều.
5. Sàn TMĐT Shope Vnexpress – shop.vnexpress.net
Sàn TMĐT Shopee Vnexpress nghe mới lạ nhưng cũng đang được nhiều khách hàng lựa chọn và tin tưởng. Đây là trang thương mại diện tử trực thuộc báo Vnexpress.
Hiện tại, với nhiều người việc bán trên trang Shop VNexpress vẫn còn là mới mẻ. Nhưng đây cũng là cơ hội giúp nhà bán hàng có thể phát triển và bán hàng tốt hơn.
Điều kiện đăng ký bắt buộc bản cũng phải có đăng ký kinh doanh hoặc thành lập công ty. Hiện tại về quy trình bán hàng trên sàn TMĐT Shop VNexpress cũng chưa có nhiều thông tin. Nên mình sẽ cập nhật sau nhé.