Kênh bán hàng live stream giúp khách hàng ở xa nhưng cũng tương tác trực tiếp với nhà bán hàng, mang lại tương tác tốt hơn. Thật hơn khi khách hàng được xem trực tiếp sản phẩm, và đang là xu hướng phát triển hiện nay.
1. Bạn có thể bán live stream ở đâu?
Bán hàng live stream trên Facebook đã phát triển hơn 3 năm, và đến bây giờ, vẫn rất nhiều nhà bán hàng sử dụng Facebook để phát triển.
Nhưng, hiện tại có 2 sàn TMĐT lớn giúp bán hàng tốt và cũng có kênh live stream trực tiếp là Shopee, Lazada thì các bạn cũng tham khảo thêm nhé. Với những nhà bán hàng vài trăm đơn thì thấy không cần thiết, nhưng những bạn mới bán live thì nên tham khảo và học hỏi.
2. Các bước bắt đầu để bán hàng live stream Facebook
Để làm gì cũng vậy, các bạn cũng cần cụ thể từng bước từng bước để tiến hành làm tốt nhất có thể. Và bán hàng live stream cũng vậy, bạn cũng cần xây dựng từng bước giúp bạn bán hàng tốt hơn.
Bước 1: Nguồn hàng, nguồn gốc hàng hóa và dự trù hàng hóa sản xuất. Đơn giản, chỉ là bạn làm chủ được nguồn hàng. Không có hàng thì làm sao mà bán, bán hết hàng thì tiếp tục lấy hàng ở đâu bán.
Bước 2: Thiết kế phòng live stream. Nghe thì cồng kềnh thế thôi, thực ra thì các bạn chỉ cần chú ý setup ánh sáng làm sao để live stream được rõ nét, người xem không bị lóa. Các bạn có thể tham khảo: đèn chiếu sáng live stream tốt nhất không bị lóa
Bước 3: Đào tạo người mẫu live stream/KOL về sản phẩm. Người hiểu sản phẩm nhất đương nhiên là bạn, nếu bạn live trực tiếp thì bạn có thể đọc vanh vách về sản phẩm. Nhưng trong trường hợp nếu như bạn thuê mẫu live, kols live thì cần phải có sự đào tạo, hướng dẫn trước về sản phẩm. Biết được sản phẩm tốt xấu như nào, để mà tốt thì khoe xấu thì che đi.
Bước 4: Tham khảo các dịch vụ live stream như tăng mắt live stream, tăng bình luận ảo chốt đơn, chia sẻ live stream. Thời gian đầu đương nhiên bạn sẽ đầu tư mà thu được ít, nhưng đây giống như việc bạn đang làm đẹp cho live stream của chính mình. Khách hàng khác vào xem live sẽ thấy live thật, tương tác và cũng bị cuốn theo.
Chia sẻ live stream vào các hội nhóm sẽ khiến video live stream tiếp cận với nhiều người hơn. Nhưng, việc này cũng sẽ được đưa vào quy trình để kéo khách hàng chia sẻ live stream.
Bước 5: Xây dựng kịch bản live stream thật tốt. Từ việc tặng quà, lên đồ, chốt đơn,… tất cả đều cần có quy trình để cuốn khách hàng theo. Để khách hàng tham gia chia sẻ live tặng quà, vì khách hàng chia sẻ mới là vô giá, bạn mua chia sẻ 1 tháng, nhưng khách hàng sẽ chia sẻ cho bạn cả 1 năm. Bạn mua chia sẻ giá rất cao, nhưng khách hàng chia sẻ chỉ với vài món quà mỗi ngày.
Sau khi chia sẻ thì tặng quà gì cho khách hàng? Khách hàng xem live lâu thì tặng quà gì? Đừng để khách hàng chỉ chia sẻ đầu game nhận quà rồi thoát.
Bước 6: Chốt đơn hàng và theo dõi đơn hàng. Khi các bạn có đơn, các bạn sẽ tự biết làm sao để chốt đơn, gọi điện, nhắn tin cho khách. Bên cạnh đó, thường xuyên kiểm tra lịch trình vận chuyển đơn hàng.
Các bạn có thể tham khảo 1 số phần mềm giúp đơn live stream tốt hơn như tpos và phần mềm chốt đơn live stream pro. Tiện lợi hơn dành cho bạn rất nhiều.
3. Đàm phán vận chuyển với giá tốt nhất
Bạn không có đơn, bạn sẽ chẳng thể làm được gì. Nhưng bạn sẽ cần lựa chọn đơn vị vận chuyển giúp bạn giao hàng cho khách thuận tiện nhất. Khi đàm phán bạn cứ kêu 1 tháng khoảng 5 – 7k đơn. Xin giá tốt, đồng giá, hàng nặng bao nhiêu kg.
- VN Post: quản lý còn sơ khai, nhưng có mạng lưới bưu cục rộng rãi, khách hàng có thể đến trực tiếp bưu cục nhận hàng.
- Viettel Post: cũng đang có website, app quản lý. Mạng lưới bưu cục rộng rãi.
- Giaohangtietkien (GHTK): phát triển mạnh về app/web. Có bưu cục tới tuyến huyện, nhưng giao hàng nhanh, hoàn cũng nhanh. Thêm 1 điều nữa là cước cao.
- Giaohangnhanh (GHN): hệ thống web/app phát triển. Giao hàng bình thường, cước rẻ hơn ghtk nhưng giao lại chậm hơn. Theo đánh giá thì hoàn cao hơn so với ghtk. Nhưng bù lại, khách hàng thanh toán cước trước thường sẽ được thêm ưu đãi. Nhưng hoàn là mất khách rôì.
- J&T, Ninja van, Best Inc,… còn 1 vài bên vận chuyển nữa cũng đang phát triển rộng rãi ở VN.
4. Quản lý nhập hàng, kho hàng, đóng gói hàng
Vấn đề này ít bạn quan tâm, khá là ít bạn quan tâm nhé. Hàng hóa nhập về nhiều khi không nắm rõ được tồn kho bao nhiêu, đang luân chuyển bao nhiêu,… Rồi đóng hàng nhầm lẫn khi khách hàng mua nhiều sản phẩm.
Thực ra, việc hàng hóa các bạn quản lý cần quản lý theo từng ngày. Hàng nào quá ngày quản lý, chuyển sang quà tặng luôn. Hàng hoàn về cũng vậy, số lượng không còn mấy, cho sang quà tặng, bán sale lấy tương tác, để khách hàng chia sẻ tốt hơn.
Hàng hóa cố gắng bán gọn gàng, xếp hàng có kệ, có ngăn, có giá, có mã theo từng ngày để khách hàng đặt hàng theo mã mình live, đóng hàng cho khách theo mã mình đã đặt. Thì lúc đó bạn sẽ không lo bị nhầm.
Khách đặt món A B C, giao món A B D là xong. Lựa thì nói khách nghe, không thì phải đổi hoặc cho khách trả hàng. Chưa kể dính hàng size số, không vừa.
5. Luôn có phương án mẫu live dự phòng
Thực ra vấn đề này liên quan đến nhân sự, có những người live tốt họ nhận xô live chỗ này chỗ kia nhiều. Nhưng có những người họ làm mẫu live quen, quen sản phẩm, rồi hàng hóa, nhập luôn hàng về bán (cái này có nhé).
Đôi khi thì cũng bởi vì lương thấp, thế nào là thấp, họ thấy không xứng đáng với những gì mà đáng ra họ được nhận.
Vì thế, bạn có thể tạo 2 – 3 mẫu live cùng lúc hoặc thay phiên nhau trên trang. Để khách hàng quen với nhiều mẫu live, rồi với người ngồi trò chuyện trong lúc mẫu thay đồ.
Người làm chủ không phải là người làm tất cả nhưng cần quản trị được tất cả.