Việc rửa bát là một công việc chúng ta thực hiện mỗi ngày và tưởng chừng như vô cùng quen thuộc và không cần phải bàn cãi về cách thức thực hiện. Tuy nhiên bạn biết không có những thói quen trong quá trình rửa bát của bạn tưởng chừng như vô hại nhưng lại ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe của bạn. Cùng tìm hiểu với chúng mình những thói quen đó là gì nhé!
1.Lạm dụng chất tẩy rửa
Bạn chỉ nên dùng lượng nước tẩy rửa phù hợp theo khuyến cáo của nhà sản xuất.Nếu dùng quá nhiều sẽ rất khó cọ sạch hoàn toàn. Chúng sẽ lưu lại và thôi nhiễm vào thức ăn mà bạn tiêu thụ.Tuy rằng với bát đĩa nhiều dầu mỡ, bạn không thể làm sạch chúng nếu sử dụng ít chất tẩy rửa. Nhiều người cũng có thói quen rửa bát với rất nhiều bọt xà phòng.Tuy nhiên không phải cứ hết bọt là bát đĩa đã sạch xà phòng mà chúng ta nên tráng đi lại nhiều lần cho sạch.
Bạn nên dùng thêm nước nóng để rửa bát, điều này giúp nhanh chóng làm sạch vết dầu mỡ mà không cần dùng đến chất tẩy rửa.
2.Sử dụng xà phòng, bột giặt thay thế hoặc các loại nước rửa bát không rõ nguồn gốc
Nhiều gia đình thường tiết kiệm và dùng xà phòng, bột giặt để rửa bát. Việc làm này gây ảnh hưởng cho sức khỏe vì khi sử dụng những hóa chất tẩy rửa khác để rửa bát đĩa nếu không rửa kĩ, về lâu dài sẽ bị những bệnh tiềm ẩn như: viêm gan, dạ dày, túi mật và giảm khả năng đề kháng của cơ thể.
Hầu hết tất cả sản phẩm tẩy rửa đều có hóa chất độc hại. Điều quan trọng là sản phẩm đó được sản xuất với tỉ lệ hóa chất trong phạm vi cho phép hay không. Cụ thể, các loại nước rửa bát có thương hiệu uy tín, được cơ quan y tế có thẩm quyền chấp nhận thường được làm bằng chất hữu cơ, cực ít chất hóa học và không gây hại.
Trong khi đó, nước rửa bát chất lượng kém, không rõ nguồn gốc xuất xứ thường làm từ chất hóa học có tính kiềm cực mạnh (NaOH, Na2SO3, Na3SO4) kết hợp với chất tạo đặc, chất tạo mùi và phẩm màu công nghiệp. Ai cũng có thể tự pha chế nên bán với giá rất rẻ nhưng cái giá phải trả khi dùng là rất đắt.
Mỗi loại chất tẩy rửa đều được nghiên cứu cho những mục đích khác nhau, vậy nên hãy sử dụng chất tẩy rửa phù hợp bạn nhé!
3.Rửa xong cất ngay bát đũa vào tủ
Một số người sau khi rửa sạch bát đũa lại bỏ qua một bước quan trọng, là không đợi bát đũa khô hẳn mà cho ngay vào tủ. Tuy nhiên, nếu thói quen này diễn ra trong thời gian lâu dài, sẽ khiến cơ thể bị tổn thương.
Thông thường, phần lớn đũa được sử dụng trong các gia đình là đũa gỗ, nếu chúng chưa kịp khô mà đã được cất ngay trong tủ sẽ dễ sinh ra nấm mốc và sinh sôi vi khuẩn rất nhanh. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, tốc độ sinh sôi của nấm mốc trong môi trường ẩm ướt là tăng gấp đôi trong 20 phút. Điều quan trọng là trong số đó có thể có vi khuẩn aspergillus flavus, có khả năng sinh ra độc tố aflatoxin rất có hại cho cơ thể người.
Độc tính của độc tố aflatoxin gấp 68 lần thạch tín hoặc gấp 10 lần kali xyanua, chỉ cần 1mg aflatoxin cũng đủ gây ung thư. Viện nghiên cứu Ung thư (IARC) thuộc Tổ chức Y tế Thế giới phân độc tố aflatoxin là loại chất gây ung thư hàng đầu, có độc tính cao và gây ung thư đối với gan. Do đó, nếu sử dụng đũa bị mốc thường xuyên và trong thời gian dài, tỉ lệ mắc ung thư gan cao hơn so với người bình thường.
Vì vậy, việc thường xuyên khử trùng bát đĩa và đũa là rất cần thiết. Bạn có thể khử trùng trong tủ khử trùng, cũng có thể đun sôi trong nước nóng để khử trùng, nhưng thời gian khử trùng tốt nhất nên trên 10 phút.
4.Đổ chất tẩy rửa trực tiếp lên bát, đũa
Đừng lầm tưởng rằng hành động đổ nước rửa chén trực tiếp vào bát đĩa bẩn sẽ giúp tẩy sạch dầu mỡ hơn, thực tế là nó chỉ khiến chất tẩy rửa bám chặt vào bát đĩa mà thôi. Nếu rửa không sạch, phần chất tẩy rửa này sẽ sót lại trên bát đĩa. Khi ăn vào sẽ ảnh hưởng đến đường ruột, đặc biệt có thể gây tiêu chảy, đau bụng…
Tốt nhất, bạn nên cho một ít nước rửa chén vào khoảng nửa bát nước, sau đó hòa đều cho loãng ra và sử dụng mút rửa như bình thường. Sau khi rửa sạch bát với nước sạch, bạn nên dùng khăn khô lau qua, phơi ở nơi thoáng mát.
Trên đây là một số thói quen xấu khi rửa bát mà chúng mình bắt gặp nhiều trên thực tế.Bên cạnh đó nhiều người cũng có thói quen ngâm bát đũa lâu trong nước rửa bát hoặc dùng một miếng rẻ rửa bát quá lâu mà không chịu thay. Đây đều là những thói quen xấu mà bạn nên khắc phục để đảm bảo cho việc rửa bát khoa học và bát đũa của bạn luôn an toàn, sạch sẽ. Hy vọng bài viết này cung cấp cho các bạn các thông tin hữu ích.
Cảm ơn các bạn đã dành thời gian cho bài viết. Xem thêm:Máy Rửa Bát Có Đáng Tiền Hay Không?