Cách nặn mụn an toàn tránh viêm nhiễm

Rate this post

Không biết các bạn có thói quen giống mình là thường đưa tay lên mặt để nặn những cục mụn đáng ghét không nhỉ? Mình nghĩ chắc là có.Và rồi sau quá nhiều lần để lại các vết thâm xấu xí trên mặt mình đã phải đi tìm một phương pháp nặn mụn tại nhà nhưng vẫn an toàn tránh được viêm nhiễm và hạn chế thâm mụn để lại.

1.Khi nào bạn nên nặn mụn?

Bạn không nên nặn một vết mụn vừa xuất hiện trên khuôn mặt vì khi đó là quá sớm. Lúc này, nhân mụn vẫn còn ở sâu dưới da và việc nặn mụn sẽ rất đau đớn và không mang lại hiệu quả cao .

Thời điểm thích hợp để nặn mụn là khi nó xuất hiện rõ hơn trên da với đầu mụn trắng hoặc hơi vàng đối với mụn mủ. Bạn có thể đẩy nhanh quá trình này bằng cách thường xuyên đắp gạc ấm lên khu vực đó.

Bạn đặc biệt không nên tự xử lí tại nhà các loại mụn trứng cá dạng nang hoặc bướu nhỏ. Đối với các loại mụn này xử lí tại gia chỉ khiến tình trạng thêm trầm trọng và khiến chúng viêm nhiễm nặng hơn. Bạn nên đến gặp bác sĩ da liễu để được chăm sóc đúng cách nhằm giảm sưng và giảm nguy cơ để lại sẹo.

2. Năm bước nặn mụn “đúng chuẩn” 

Bước 1: Lựa chọn thời điểm “chuẩn xác” để nặn mụn

Thời điểm nặn mụn tốt nhất mà bạn nên thực hiện là vào buổi tối trước khi đi ngủ, bởi lúc này làn da của bạn sẽ có khoảng thời gian đủ dài để nghỉ ngơi và hồi phục.

Bước 2: Làm sạch mặt

Trước khi thực hiện các bước tiếp theo trong 7 bước nặn mụn, bạn cần làm sạch qua da mặt của mình để loại bỏ các lớp bụi bẩn bám trên da. Đầu tiên, bạn dùng nước tẩy trang để lau sạch mặt sau đó rửa mặt với sữa rửa mặt phù hợp với da. Trong lúc rửa mặt, bạn đừng quên massage nhẹ nhàng cho da nhé.
Tiếp đến, bạn sử dụng một chiếc khăn mềm nhúng vào nước ấm và thoa lên vùng da bị mụn khoảng 2 phút để làm mềm da.

Bước 3: Khử trùng dụng cụ nặn mụn

Việc đầu tiên bạn cần làm trước khi nặn mụn là giữ vệ sinh sạch sẽ bàn tay và dụng cụ nặn mụn, để tránh nhiễm trùng trong quá trình thực hiện. Riêng đối với dụng cụ nặn mụn, bạn nên hơ nóng qua lửa rồi bôi một lớp cồn sau khi dụng cụ nguội để sát trùng hoặc sử dụng nước tẩy rửa trước khi dùng
Và sau mỗi lần sử dụng, bạn nên giữ gìn và vệ sinh thật kỹ càng sau đó cất giữ ở một nơi sạch sẽ, khô ráo.

Bước 4: Bấm mụn

Bạn dùng dụng cụ bấm mụn tạo một khoảng trống nhỏ ngay vị trí mụn bạn cần lấy nhân, để nhân mụn ở sâu bên trong có thể thoát ra một cách dễ dàng.

Bước 5: Dùng ngón tay/cây nặn mụn để nặn

Có hai cách để bạn lựa chọn thực hiện quá trình nặn mụn: Nếu dùng tay thì bạn dùng lực của các ngón tay để nặn vào khu vực quanh các nốt mụn, sao cho lực dồn tập trung vào chân mụn để ngồi mụn được đẩy ra bên ngoài. Rồi dùng băng gạc để thấm hết toàn bộ vết nước mà mụn đã toát ra.
Còn nếu bạn sử dụng cây nặn mụn thì hãy ấn nhẹ nhàng nó theo chiều ngược lỗ chân lông. Bạn chỉ nên nặn mụn khi chúng đã già và cần phải xử lý hết máu hay nước vàng bên trong các nốt mụn thôi nhé.

3.Lưu ý sau khi nặn mụn

Vùng da vừa được nặn mụn có thể sẽ dễ bị viêm. Vì vậy, để ngăn ngừa nhiễm trùng, bạn nên sử dụng các loại kem kháng sinh như bacitracin cho vùng da này. Nếu bạn phải “chiến đấu” với quá nhiều mụn hay những vết mụn quá lớn, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để có được phương pháp điều trị tốt nhất.

Bạn không nên trang điểm ngay sau khi nặn mụn vì việc này có thể khiến vi khuẩn xâm nhập vào da dễ dàng hơn thông qua nốt mụn.

An toàn nhất là bạn nên hạn chế tối đa việc tự ý nặn mụn. Bạn có thể sử dụng các sản phẩm trị mụn có thành phần benzoyl peroxide, axit salicylic hoặc axit glycolic để làm khô đầu mụn. Bạn có thể khiến tình trạng tệ hơn nếu nặn mụn không đúng thời điểm.

Vậy nên đừng vì nóng vội hoặc ngứa tay mà mụn gì cũng đè ra nặn nhé!

Exit mobile version